Rậm lông ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến và không quá nguy hiểm, tuy nhiên không ít bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng khi con mình gặp phải tình trạng này. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân và cách xử lý qua bài viết sau.
I. Chứng rậm lông ở trẻ sơ sinh là như thế nào?
Lông tơ ở trẻ sơ sinh là lớp lông mềm, mịn, hình thành sớm nhất trên lưng của thai nhi. Từ tuần 16 – 20 lông tơ mọc nhiều hơn bao phủ toàn bộ cơ thể của thai nhi, trừ những vị trí không có nang lông như lòng bàn tay, chân, môi và cơ quan sinh dục.
Lông tơ ở trẻ sơ sinh có tác dụng điều hoà nhiệt độ và giữ ấm cơ thể, bảo vệ thai nhi khỏi tác động của nước ối, tránh gây tổn thương da. Đồng thời kích thích sự phát triển của các giác quan của trẻ.
Chứng rậm lông ở trẻ sơ sinh là hiện tượng lông mọc rậm, dày ở những vùng không bình thường trên cơ thể bé. Lông có thể mọc nhiều ở những vị trí không thường thấy như lưng, vai, trán hoặc mặt.
II. Nguyên nhân gây rậm lông ở trẻ sơ sinh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như:
- Yếu tố di truyền: Tình trạng rậm lông có thể được di truyền từ thế hệ trước trong gia đình. Nếu cha mẹ hoặc ông bà có lượng lông tơ dày hoặc có xu hướng mọc lông nhiều, khả năng trẻ cũng sẽ có tình trạng tương tự.
- Ảnh hưởng của hormone trong thai kỳ: Hormone từ mẹ, đặc biệt là hormone androgen ảnh hưởng đến sự phát triển của lông tơ ở trẻ. Theo đó, sự thay đổi của hormone trong thai kỳ cũng gây ra chứng rậm lông ở trẻ sơ sinh.
- Bệnh lý: Một số bệnh lý hiếm gặp có thể gây ra tình trạng rậm lông ở trẻ sơ sinh, chẳng hạn như tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, hội chứng Cushing, khối u tiết androgen trong buồng trứng hoặc tuyến thượng thận.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc mà mẹ sử dụng trong quá trình mang thai hoặc trẻ sử dụng sau khi sinh cũng gây ra tác dụng phụ là rậm lông bất thường ở trẻ.
III. Bé bị rậm lông có nguy hiểm không?
Đa phần tình trạng rậm lông ở trẻ không gây nguy hiểm bởi đây là hiện tượng tự nhiên của cơ thể và lông sẽ tự rụng sau đó mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, nếu rậm lông đi kèm với các triệu chứng khác như rối loạn phát triển, mất cân bằng hormone hoặc vấn đề về sức khỏe, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị thích hợp.
IV. Cách khắc phục tình trạng rậm lông cho trẻ em
Việc khắc phục tình trạng rậm lông cho trẻ được áp dụng với nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể:
1. Phương pháp tắm lá tự nhiên
Tắm cho trẻ để trị chứng rậm lông bằng các nguyên liệu tự nhiên được nhiều cha mẹ lựa chọn bởi an toàn và lành tính. Một số nguyên liệu thường được sử dụng gồm:
- Lá khế: Theo Đông y, lá khế có tính hàn có khả năng thanh nhiệt, tán độc và hỗ trợ cải thiện tình trạng rậm lông ở trẻ.
- Lá trầu không: Có tính kháng khuẩn giúp làm sạch da và hỗ trợ cải thiện các vấn đề về da.
- Lá đậu ván: C tác dụng giải nhiệt, giải độc giúp trị các tình trạng về da khác nhau, trong đó có chứng rậm lông.
- Dầu oliu: Massage da bé bằng dầu oliu là cách trị rậm lông phổ biến hiện nay. Trong dầu oliu có chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa, vitamin E rất tốt cho da.
- Cỏ mực: Rất giàu vitamin và chất kháng sinh có khả năng làm rụng lông tơ, kích thích lông mọc lại nhưng không gây kích ứng cho da.
2. Chăm sóc da cho bé đúng cách
Ngoài sử dụng những nguyên liệu tự nhiên, cha mẹ cũng đừng quên chăm sóc trẻ đúng cách để cải thiện tình trạng này.
- Dưỡng ẩm đầy đủ cho da bé để tránh khô da giúp da bé mềm mại.
- Tắm cho trẻ đúng cách và sử dụng sản phẩm sữa tắm có thành phần dịu nhẹ, không chứa hương liệu.
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, ưu tiên vải mềm giúp bé không bị bí.
V. Lưu ý khi trị rậm lông cho trẻ sơ sinh
Khi điều trị chứng rậm lông cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:
- Không chà sát mạnh khiến da của trẻ bị tổn thương, trầy xước da.
- Chọn các loại lá tắm có nguồn gốc rõ ràng để tránh bụi bẩn và sâu hại gây dị ứng cho da trẻ.
- Thử phản ứng của da với các loại lá hay dầu oliu, nếu da bị ngứa hoặc nổi mẩn đỏ thì không nên tiếp tục sử dụng.
- Tuyệt đối không tự ý bôi bất kỳ loại thuốc nào lên da của trẻ, dễ khiến bé bị tổn thương hoặc nhiễm trùng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liệu pháp xử lý lông an toàn.
VI. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Khi gặp những tình trạng sau đây, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám với bác sĩ để có phương pháp điều trị đúng cách:
- Lông tơ không rụng sau vài tháng sinh.
- Xuất hiện triệu chứng bất thường như mụn, da khô.
- Nghi ngờ lông mọc rậm do rối loạn hormone.
Trên đây là những thông tin về chứng rậm lông ở trẻ sơ sinh cũng như cách xử lý khi gặp phải tình trạng này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan. vui lòng liên hệ Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 được tư vấn chi tiết.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.