Bệnh viêm da bàn tay tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Bệnh dễ xuất hiện khi thời tiết hanh khô, lạnh giá. Sau đây, phòng khám da liễu Maia&Maia sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về cách điều trị và chăm sóc da khi bị tình trạng này.
1. Điểm danh một số triệu chứng bệnh viêm da bàn tay thường gặp
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm da bàn tay là ngứa ngáy và khó chịu. Ngoài ra, da tay của người bệnh cũng có thể đỏ, khô, dày lên và xuất hiện vảy trắng dính. Một số trường hợp vùng da bị tổn thương còn nứt nẻ chảy máu. Điều này khiến người bệnh vô cùng đau xót, nhất là khi cầm nắm đồ vật.
Ngoài các triệu chứng trên, trên da tay người bệnh cũng có thể xuất hiện các mụn nước nhỏ trong suốt. Khi những mụn nước này vỡ ra, vảy phát triển. Tổn thương có thể dễ dàng bị nhiễm trùng nếu không được điều trị.
2. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm da bàn tay
Bệnh thường liên quan đến nhiều yếu tố như dị ứng, thay đổi thời tiết, sử dụng một số chất kích thích, tiếp xúc với dị nguyên. Ngoài ra có thể liên quan đến yếu tố tâm lý như lo lắng, hồi hộp, căng thẳng về một số vấn đề trong công việc và cuộc sống. Viêm da bàn tay có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
- Những người làm công việc nội trợ, dọn dẹp vệ sinh hoặc làm một số công việc hay phải tiếp xúc với một số loại máy móc, hóa chất có xu hướng dễ mắc các bệnh ngoài da hơn.
- Phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm da bàn tay cao hơn nam giới. Họ thường phải làm nhiều việc nhà hơn, có nguy cơ tiếp xúc với hóa chất trong khi vệ sinh,…
- Tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc một số bệnh như hen phế quản, viêm da dị ứng hoặc viêm mũi dị ứng cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Người dị ứng với niken hoặc coban: Ít ai biết rằng những người dị ứng với niken hoặc coban sẽ phát triển bệnh viêm da tay. Những kim loại này được sử dụng với số lượng lớn để làm nhiều mặt hàng như đồ trang sức, một số đồ trang trí trên điện thoại di động, giá để giày hoặc cúc áo,…
- Những người có lòng bàn tay đổ mồ hôi hoặc tiếp xúc lâu với nước cũng dễ bị viêm da.
3. Dùng thuốc gì để điều trị bệnh viêm da bàn tay?
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị triệt để đối với bệnh viêm da bàn tay. Các loại thuốc thường dùng chỉ có thể điều trị các triệu chứng đồng thời ngăn ngừa tổn thương da hoặc nguy cơ nhiễm trùng.
Điều đáng lo ngại nhất là trên thực tế, nhiều người dân ngại đi khám nên tự mua thuốc, điều trị tại nhà. Việc sử dụng thuốc không đúng cách và lạm dụng thuốc có thể dẫn đến những hậu quả khó lường như mỏng da, teo da, bội nhiễm.
Vì vậy, nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh, bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu. Bác sĩ sẽ thăm khám tìm nguyên nhân và có hướng điều trị hiệu quả. Tùy theo mức độ bệnh và nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc chính xác cho từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
Thuốc kháng histamin:
Thuốc này hoạt động bằng cách giảm ngứa và ngăn ngừa tổn thương da. Hầu hết các loại thuốc này rất an toàn nhưng cần sử dụng lâu dài. Ngoài ra, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như khô miệng, buồn ngủ, khó tập trung.
Thuốc bôi chứa corticoid:
Thuốc này rất phổ biến trong điều trị các tình trạng viêm da. Thuốc này hoạt động bằng cách giảm ngứa, giảm viêm và chống dị ứng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ và rủi ro nhất định. Vì vậy, việc sử dụng loại thuốc này phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc kháng sinh:
Đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng khi bị viêm da bàn tay, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp dựa trên nguyên nhân. Điều quan trọng là phải hiểu một số tác dụng phụ của thuốc. Không được tự ý tăng thời gian sử dụng và tăng liều lượng thuốc. Điều này để tránh những hậu quả khó lường.
Những lưu ý khi bị viêm da bàn tay
Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần bảo vệ da tay khi làm việc. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
- Nên đeo găng tay khi làm việc nhà hoặc tiếp xúc với hóa chất.
- Không thường xuyên ngâm tay hoặc rửa tay bằng nước nóng.
- Chọn một số loại xà phòng không có mùi thơm và chất tẩy rửa mạnh. Tránh các loại sữa rửa mặt có chứa cồn hoặc có tính kháng khuẩn mạnh. Nó có thể khiến da khô hơn và các triệu chứng của bệnh nặng hơn.
- Thoa kem dưỡng ẩm sau khi rửa tay.
- Giảm thiểu nguy cơ da bị tổn thương tiếp xúc với hóa chất, chất kích ứng.
Nếu đã áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp mà các triệu chứng không cải thiện hoặc nặng hơn thì bạn nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời.
Hiện nay, phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia là một trong những địa chỉ đáng tin cậy trong việc điều trị bệnh viêm da bàn tay và các bệnh ngoài da nói chung. Để được tư vấn và thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa bạn có thể đến địa chỉ: 09 Hoàng Cầu hoặc 21 Hoàng Cầu – Đống Đa – Hà Nội.
Những bài viết được nhiều người quan tâm
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21&11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.