fbpx

Vết bớt trên cơ thể có thực sự an toàn? Khi nào cần chú ý?

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
vết bớt

Một số trẻ có vết bớt trên cơ thể (những vùng sậm màu trên da có màu xanh tím, xanh lam, nâu, đen, hồng nhạt hoặc đỏ tươi) trong một vài tuần sau khi sinh. Những vết bớt có thể vô hại hoặc có thể cảnh báo trẻ đang gặp một số vấn đề sức khỏe mà cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Hãy cùng phòng khám Maia tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Vết bớt là gì?

Vết bớt là hiện tượng da của trẻ sơ sinh xuất hiện màu bất thường. Có hai loại vết bớt: vết bớt do mạch máu tạo nên và bớt sắc tố. Nốt ruồi cũng có thể được coi là vết bớt.

Các vết bớt hình thành từ các mạch máu: hình thành không hoàn chỉnh, thường có màu đỏ. Bớt mạch máu có hai loại: u mạch máu và vết bớt màu đỏ tía.

Vết bớt sắc tố: Bao gồm một nhóm tế bào sắc tố tạo nên màu sắc cho da. Chúng có thể có nhiều màu sắc như nâu, xám, đen hoặc xanh.

2. Các vết bớt trên cơ thể vô hại

Các vết bớt sắc tố:

Những vết màu sẫm như đen, tím, xanh, nâu… kích thước vài cm thường xuất hiện ở khắp đùi, mông. Nguyên nhân của những vết bớt này là do sự tích tụ và gia tăng bất thường của các hắc tố dưới da. Đôi khi có thể kèm theo lông mọc nhiều hơn.

Khi dùng tay ấn hoặc xoa lên vùng da bị tổn thương, vùng da đó vẫn không thay đổi và không mất đi vết bớt. Do sắc tố cố định được hình thành bẩm sinh ở lớp hạ bì và thượng bì của vùng bị tổn thương. Khi trẻ lớn lên, những vết bớt này từ từ biến mất mà không cần can thiệp.

Bớt Mông – Cổ:

Nó trông giống như một vết bầm tím, thường ở mông hoặc lưng của em bé. Loại bớt này hoàn toàn vô hại và biến mất dần khi trẻ được 4 tuổi.

vết bớt trên cơ thể
Bớt mông – cổ ở trẻ

>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!

Các vết bớt được tạo thành từ các mạch máu:

Bớt thường có màu đỏ tươi hoặc hồng nhạt. Chúng thường xuất hiện trong quá trình phát triển của thai nhi hoặc sau khi sinh. Sở dĩ có loại vết bớt này là do các động mạch nhỏ dưới da thường bị giãn quá mức. Từ đó gây ra đọng máu nhiều tại khu vực này.

Khi dùng tay xoa lên vùng da bị bệnh, da có thể chuyển sang màu hồng, đỏ nhạt hoặc bình thường. Do các động mạch nhỏ bị nén lại khiến máu lan sang vùng xung quanh. Ngược lại, khi bỏ tay ra, máu sẽ dồn về. Vùng bị thương sẽ có màu đỏ tươi hoặc hồng nhạt như trước. Những vết bớt màu hồng đó được gọi là u mạch máu phẳng.

Giảm sắc tố đơn thuần hoặc có lông, u máu phẳng không có kích thích, là những tổn thương lành tính. Các vết bớt có thể tăng kích thước, nhưng rất chậm. Khi trẻ đến tuổi dậy thì, vết bớt sẽ ngừng phát triển và giữ nguyên lâu dài. Nó không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ hay gây biến chứng.

Tuy nhiên, nếu tình trạng giảm sắc tố xảy ra ở mắt, thì sự thoái hóa ác tính có thể xảy ra (hiếm gặp). Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của bớt sắc tố và u máu phẳng là gây mất thẩm mỹ. Người bệnh thiếu tự tin và ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý, công việc và các hoạt động xã hội.

3. Các vết bớt trên cơ thể cần lưu ý

U máu thể hang:

Các vết bớt này tạo thành từ mạch máu. Nếu các tiểu động mạch có mức độ giãn ra cao và thành từng đám, tụ lại hoặc nổi trên bề mặt da thì được gọi là u mạch phồng và u máu thể hang.

bớt
Bớt tạo thành từ mạch máu, tụ lại hoặc nổi trên bề mặt da

Đặc biệt, u máu thể hang có thể chảy nhiều máu hoặc âm ỉ nếu bị trầy xước. Từ đó gây nhiễm trùng rất nguy hiểm và cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Vết bớt màu cà phê sữa:

Thường có màu nâu nhạt hoặc màu trắng kem. Phần lớn bớt có hình bầu dục và có thể xuất hiện ngay sau khi sinh hoặc vài ngày, vài tuần sau đó. Các vết bớt không mờ dần khi em bé lớn lên.

Nếu em bé có hơn 4 vết bớt màu cà phê sữa, đó có thể là dấu hiệu của bệnh u xơ thần kinh. Nó xảy ra khi mô thần kinh của bé phát triển thành u xơ tăng sinh.

Bệnh thường di truyền và trong nhiều trường hợp không gây nguy hại. Tuy nhiên, nếu khối u chèn ép mô thần kinh hoặc mô khác, bệnh có thể nguy hiểm.

Vết bớt rượu vang đỏ:

Đây là những đốm đỏ hoặc tím, kích thước từ vài mm đến vài cm. Bớt xuất hiện chủ yếu ở mặt em bé. Ngoài ra, nó có thể xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể do mạch máu bị rò rỉ.

Các vết bớt màu đỏ tía có thể sẫm màu hơn khi em bé lớn lên và không được điều trị. Gần 10% trẻ em có loại bớt này ở vùng mí mắt, cần theo dõi và điều trị thêm. Đặc biệt nếu bác sĩ chẩn đoán khả năng có bất thường ở não.

4. Điều trị các vết bớt trên da

Nhìn chung, bớt sắc tố hoặc u máu phẳng ở vùng da kín, ít bị chấn thương thì có thể không cần can thiệp. Bạn có thể điều trị đối với những vết bớt trên da lan rộng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý. Tránh gây mặc cảm, cản trở giao tiếp xã hội.

Tùy thuộc vào độ tuổi của từng trường hợp, vị trí và kích thước của vết bớt, việc điều trị có thể được thực hiện bằng cách sử dụng tia X nông hoặc sâu, laser, phẫu thuật thẩm mỹ, v.v. U máu phẳng ở trẻ em có thể được điều trị bằng thuốc do bác sĩ chuyên khoa kê đơn. Corticosteroid dạng uống hoặc tiêm, interferon alfa-12 để u máu nhỏ lại, thay vì phát triển thêm. Việc điều trị được theo dõi chặt chẽ.

vết bớt trên cơ thể
Tùy thuộc vào độ tuổi, vị trí và kích thước của vết bớt sẽ có cách điều trị phù hợp

Không bôi thuốc một cách ngẫu nhiên để xóa vết bớt, vì dễ gây bỏng da, nhiễm trùng. Ngoài ra, không nên cạo lông ở những vùng da bị tăng sắc tố. Vì càng cạo, lông càng mọc nhanh và cứng hơn, gây cảm giác khó chịu.

Những người có vết bớt nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30 khi ra ngoài trời. Điều này giúp ngăn ngừa các biến chứng. Khi đó, những người có vết bớt nên đi khám bác sĩ da liễu để xác định loại vết bớt. Cân nhắc điều trị trong từng trường hợp cụ thể.

Để được tư vấn về các vết bớt trên cơ thể, vui lòng gọi 1800 4888 hoặc đăng ký đặt lịch khám tại Phòng khám da liễu Maia&Maia. Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuyên môn cao cùng công nghệ hiện đại sẽ mang đến cho bạn phương pháp điều trị tốt nhất.

Những bài viết được nhiều người quan tâm

Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *