Trị mụn nội tiết khi mang thai sẽ khó khăn hơn so với bình thường, bởi các sản phẩm trị mụn cho mẹ bầu cần lành tính và được chọn lựa kỹ càng. Cùng tìm hiểu thêm về phương pháp trị mụn nội tiết khi mang thai trong bài viết dưới đây của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia.
I. Tình trạng mụn nội tiết ở phụ nữ mang thai
Rất nhiều mẹ bầu bị nổi mụn đột ngột trong quá trình mang thai dù trước đó không bị mụn. Mụn nội tiết xuất hiện khi mang thai là do nội tiết tố cơ thể thay đổi, lúc này hormone androgen trong cơ thể tăng lên khiến tăng tiết bã nhờn, lỗ chân lông bít tắc và hình thành mụn. Bên cạnh đó bị mụn khi mang thai còn do những nguyên nhân dưới đây:
- Làn da khi mang thai nhạy cảm hơn dễ dị ứng với mỹ phẩm sử dụng
- Hệ miễn dịch khi mang thai suy yếu khiến vi khuẩn tấn công gây mụn trên da.
- Do chế độ ăn uống, ăn quá nhiều đồ ngọt hay đồ cay nóng cũng khiến nổi mụn trên da.
- Ốm nghén gây mất ngủ, rối loạn nội tiết cơ thể và khiến da lên mụn, khó hồi phục những tổn thương trên da
- Tâm lý căng thẳng khi mang thai khiến cơ thể sản sinh hormone cortisol khiến nổi mụn trên da.
- Môi trường ô nhiễm khiến, nhiều bụi bẩn và tiếp xúc nhiều với ánh nắng khiến nổi mụn khi mang thai.
II. Bị mụn nội tiết khi mang thai có tự hết không?
Tùy trường hợp mà mụn nội tiết khi mang thai có thể tự hết hay cần điều trị mới khỏi được. Mụn nội tiết do thay đổi nội tiết khi mang bầu sẽ tự hết trong 3 tháng đầu thai kỳ hoặc sau sinh. Tuy nhiên sẽ vẫn để lại thâm sẹo và cần chăm sóc để làm mờ các vết thâm mụn trên da.
Tuy nhiên nếu mụn khi mang thai không chỉ do nội tiết mà còn do việc chăm sóc da, thói quen sinh hoạt hay tâm lý căng thẳng thì sẽ không tự hết, kể cả sau sinh. Mẹ bầu cần xác định được nguyên nhân bị mụn từ đó có cách trị mụn nội tiết dứt điểm phù hợp.
III. Có nên trị mụn nội tiết khi mang bầu không?
Trị mụn nội tiết khi mang thai mẹ bầu hoàn toàn có thể thực hiện mà không ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi, việc trì hoãn là không cần thiết. Tuy nhiên mẹ bầu cần thăm khám và điều trị mụn theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc hay những phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng về hiệu quả.
Trị mụn đúng cách và kịp thời trong giai đoạn mang thai sẽ mang đến rất nhiều lợi ích, giúp ngăn ngừa bùng phát mụn nặng gây nhiễm trùng da. Ngoài ra còn giúp hạn chế tình trạng sẹo thâm, sẹo xấu trên da, giúp tâm lý không còn căng thẳng.
IV. Cách cải thiện mụn nội tiết an toàn cho bà bầu tại nhà
Để cải thiện mụn nội tiết cho mẹ bầu an toàn có rất nhiều các phương pháp khác nhau. Dưới đây là những cách hữu ích các mẹ nên tham khảo:
1, Chăm sóc da từ bên ngoài
Với làn da mụn thì việc chăm sóc da từ bên ngoài sẽ giúp cải thiện mụn nội tiết hiệu quả. Gợi ý cách chăm sóc da giảm mụn nội tiết đơn giản như sau:
- Vệ sinh: Làm sạch da với những sản phẩm tẩy trang, sữa rửa mặt lành tính, ưu tiên sản phẩm dược mỹ phẩm, hữu cơ an toàn cho da.
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da: Mẹ bầu vẫn nên dưỡng da cấp ẩm, tẩy da chết định kỳ, dùng kem chống nắng để bảo vệ làn da. Một số hoạt chất giảm mụn trên da mẹ bầu nên tham khảo như Axit Azelaic, Axit Salicylic, Kháng sinh, Dapsone,…đều đã được FDA phê duyệt về hiệu quả và tính an toàn.
2, Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn đủ dinh dưỡng vừa tốt cho sức khỏe mẹ bầu lại giúp giảm mụn trên da hiệu quả, ngăn ngừa mụn tái phát. Gợi ý thực đơn giúp giảm mụn cho da, cải thiện sức khỏe mẹ bầu hiệu quả không nên bỏ qua:
- Bổ sung thực phẩm chứa nhiều Omega 3 (cá hồi, cá trích, cá thu, các loại hạt): Giúp đẹp da, ngừa mụn và còn giúp giảm nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ hiệu quả.
- Bổ sung rau xanh: Giúp hạn chế mụn nội tiết, giảm táo bón cho mẹ bầu, cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả.
- Ăn nhiều trái cây chứa vitamin C: Tăng cường miễn dịch cho làn da và cơ thể mẹ bầu giúp ngăn ngừa mụn trên da.
- Uống đủ nước: Giúp thải độc cho da, ngăn ngừa mụn hiệu quả.
- Không sử dụng chất kích thích: Chất kích thích khiến da khô sạm, dễ lên mụn và còn gây nguy hại đến sức khỏe của thai nhi. Mẹ bầu không nên uống rượu bia, hút thuốc lá, dùng các chất kích thích nguy hại cho cơ thể.
- Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ cay nóng: Đồ ngọt và đồ cay nóng gây tăng tiết bã nhờn, đổ mồ hôi dễ khiến da lên mụn. Ăn nhiều đồ ngọt còn tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
3, Dùng mặt nạ tự nhiên
Để trị mụn nội tiết khi mang thai mẹ bầu nên dùng các loại mặt nạ tự nhiên lành tính, vừa giảm mụn vừa không sợ gặp những tác dụng phụ với cơ thể có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Các loại mặt nạ tự nhiên phù hợp để mẹ bầu sử dụng trị mụn đó là mặt nạ lô hội, mặt nạ trà xanh, mặt nạ mật ong, mặt nạ tinh bột nghệ.
4, Thay đổi lối sống lành mạnh
Thay đổi lối sống với những thói quen tốt giúp cải thiện sức khỏe, tinh thần và giúp giảm mụn nội tiết khi mang thai hiệu quả.
- Mẹ bầu nên đặc biệt chú trọng đến giấc ngủ hàng ngày, hạn chế dùng đồ điện tử trước khi ngủ, dùng gối ôm cho bà bầu, tắm nước ấm để giúp ngủ ngon hơn.
- Tập bài tập thể dục cho mẹ bầu, thư giãn tinh thần giúp cải thiện sức khỏe làn da và cơ thể.
IV. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Trị mụn nội tiết khi mang thai cần kiên trì, nếu như sau khi điều trị tại nhà, chăm sóc da hàng ngày mà không thấy tình trạng mụn cải thiện, mụn ngày càng sưng viêm nặng hơn và lan rộng thì nên thăm khám với bác sĩ da liễu để có hướng điều trị phù hợp, kịp thời tránh biến chứng nhiễm trùng, gây sẹo xấu trên da.
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này về vấn đề trị mụn nội tiết khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu biết cách điều trị mụn an toàn, không còn lo lắng khi bị mụn. Liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn trị mụn khi mang thai an toàn với bác sĩ da liễu tuyến Trung Ương.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.