fbpx

Tình trạng rụng tóc sau phẫu thuật là do đâu?

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
rung toc do phau thuat 4

Có một dạng rụng tóc khá phổ biến đó là rụng tóc hàng loạt sau khi trải qua một giai đoạn sức khỏe bị suy sụp. Tiêu biểu cho kiểu này là rụng tóc sau phẫu thuật. Vậy tại sao lại có tình trạng này và có thể phục hồi lại tóc như bình thường hay không? Hãy cùng theo dõi câu trả lời trong bài viết nhé!

Rụng tóc sau phẫu thuật diễn ra như thế nào?

Nếu đã từng tìm hiểu về tóc và sự phát triển của tóc, chắc hẳn bạn đã biết rằng tóc trải qua một quá trình sinh trưởng kéo dài khoảng vài năm. Sẽ mất một thời gian dài để tóc sinh ra, mọc dài ra và chết dần. Giai đoạn cuối cuộc đời của tóc được gọi là Telogen. Tóc sẽ bắt đầu rụng ở giai đoạn này và giữ nguyên trạng thái này trong vài tháng.

Tuy nhiên, phẫu thuật có thể khiến các nang tóc đồng loạt chìm vào giai đoạn này với thời gian lâu hơn bình thường. Các chu kỳ của tóc bị rối loạn, khiến chức năng của nang tóc cũng bị ảnh hưởng theo.
Những người bị rụng tóc sau phẫu thuật thường nhận thấy tóc mỏng hơn rõ rệt, các sợi tóc cũng không được chắc khỏe như trước đây. Vậy điều gì khiến tóc trở nên như vậy?

Tóc bị thưa và mảnh dần sau khi phẫu thuật
Tóc bị thưa và mảnh dần sau phẫu thuật

Nguyên nhân gây rụng tóc sau phẫu thuật

Phẫu thuật có thể tác động tới quá trình rụng tóc bởi những nguyên nhân sau:

Căng thẳng sau phẫu thuật

Stress hay thậm chí trầm cảm sau phẫu thuật không phải là hiếm. Quá trình xâm lấn khiến cơ thể và tâm trí chịu rất nhiều áp lực. Điều này dễ tác động tới sự phát triển của tóc, bởi có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, căng thẳng khiến quá trình tuần hoàn máu dưới da đầu bị hạn chế. Các nang tóc không nhận đủ điều kiện để sinh trưởng sẽ teo dần và kết quả cuối cùng là rụng tóc.

Tình trạng rụng tóc sau phẫu thuật do căng thẳng có thể khởi phát trong khoảng 3 tới 6 tháng. Ngoài việc giữ cho tinh thần luôn thoải mái thì bạn cũng có thể bổ sung các dưỡng chất thiết yếu bù đắp cho cơ thể, chẳng hạn như: vitamin B7 (Biotin), sắt, kẽm, protein…

Rụng tóc do tư thế nằm

Mặc dù không phổ biến, nhưng việc nằm một tư thế trong nhiều giờ đồng hồ với một khoảng thời gian gian có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của tóc. khu vực tóc đè lên gối lâu ngày có thể bị rụng do suy giảm lưu lượng máu vận chuyển tới các nang tóc. Điều này có thể xảy ra ở những người phải điều trị dài ngày trên giường bệnh, chẳng hạn như phẫu thuật tim.

Stress hay tư thế nằm là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc sau phẫu thuật
Stress hay tư thế nằm là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc sau phẫu thuật

Ảnh hưởng của thuốc gây mê trong phẫu thuật

Tuy rằng còn nhiều tranh cãi nhưng có một số nghi vấn xung quanh việc sử dụng thuốc gây mê gây rụng tóc, đặc biệt là đối với những ca phẫu thuật kéo dài. Theo đó, người ta nghi ngại rằng thời gian gây mê kéo dài có thể làm giảm sự phân chia tế bào, dẫn tới ức chế tế bào mầm tóc.

Loại thuốc gây mê được sử dụng cũng là một yếu tố đáng ngờ trong trong việc rụng tóc sau phẫu thuật. Người ta phát hiện ra rằng thuốc mê hạ huyết áp có thể làm tăng nguy cơ rụng tóc. Tuy nhiên, tất cả những điều này vẫn chưa được chứng minh trên thực tế.

>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!

 

Tác động của thuốc điều trị

Một số loại thuốc sau phẫu thuật có thể dẫn tới rụng tóc đột ngột. Bạn nên thận trọng khi sử dụng các loại thuốc như: thuốc chống động kinh, thuốc chống đông máu, thuốc điều trị bệnh liên quan tới tuyến giáp…

Ảnh hưởng của loại phẫu thuật

Các cuộc phẫu thuật đều có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của tóc, tuy nhiên những cuộc phẫu thuật ở cổ, da mặt hay da đầu có thể làm tăng tỉ lệ rụng tóc của bạn hơn. Lý giải cho điều này là: trong khoảng thời gian này, các dưỡng chất của cơ thể sẽ tập trung vào phục hồi khu vực phẫu thuật. Những phần không thiết yếu của cơ thể như tóc, móng sẽ bị hạn chế phát triển. Quá trình phẫu thuật ở những khu vực này cũng sử dụng thuốc mê hạ huyết áp – một trong các yếu tố gây rụng tóc sau phẫu thuật.

Thuốc gây mê hay các loại thuốc điều trị cũng sẽ ảnh hưởng tới tóc
Thuốc gây mê hay các loại thuốc điều trị cũng sẽ ảnh hưởng tới tóc

Ngăn ngừa tình trạng rụng tóc sau phẫu thuật như thế nào?

Những tác động của việc phẫu thuật khó mà ngăn chặn được, nhưng bạn vẫn có thể hạn chế rụng tóc bằng những cách sau:
Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể bằng các loại thực phẩm bổ dưỡng. Các yếu tố vi lượng góp phần nuôi dưỡng nang tóc khỏe mạn và củng cố sự phát triển của mái tóc. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt, selen, kẽm, các vitamin A, C, E, D, B, protein. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ ăn uống khoa học và phù hợp với tình trạng của bản thân nhất.
Kiểm soát stress
Cố gắng sinh hoạt điều độ và rèn luyện cơ thể thường xuyên cũng là cách để tránh rụng tóc sau phẫu thuật.

Cách điều trị rụng tóc sau phẫu thuật

Thông thường, rụng tóc sau phẫu thuật sẽ ngừng lại nếu sức khỏe của bạn được hồi phục. Tuy nhiên, ở một số người, tình trạng rụng tóc vẫn tiếp diễn gây ra thưa tóc, hói đầu rất mất thẩm mỹ. Với trường hợp này, bạn nên tới gặp bác sĩ da liễu để có đánh giá khách quan và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Bạn nên tới gặp bác sĩ da liễu để có hướng điều trị thích hợp
Bạn nên tới gặp bác sĩ da liễu để có hướng điều trị thích hợp

Các phương pháp điều trị phổ biến có thể bao gồm:

  • Sử dụng minoxidil dạng bôi trực tiếp lên da đầu
  • Các liệu pháp kích thích nang tóc phát triển và mọc tóc trở lại như lăn kim, phi kim
  • Sử dụng ánh sáng laser để kích thích mọc tóc
  • Tiêm thuốc corticosteroid
  • Sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu
  • Cung cấp dưỡng chất và các yếu tố vi lượng vào nang tóc bằng thiết bị công nghệ cao
  • Uống thuốc kê đơn chẳng hạn như spironolactone, finasteride

Như vậy, phẫu thuật có thể gây ra tình trạng rụng tóc thời do nhiều yếu tố. Bạn có thể hạn chế mức độ rụng tóc bằng việc giảm căng thẳng, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của tóc. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để tìm hướng điều trị thích hợp cho tình trạng rụng tóc sau phẫu thuật của mình, đưa tóc trở lại chu trình phát triển bình thường như trước đây.

>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!

Những bài viết được nhiều người quan tâm

Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *