Thuốc chữa sùi mào gà giai đoạn đầu thường được sử dụng để điều trị các biểu hiện nhẹ của bệnh, nhưng không phải tất cả các trường hợp đều tương thích. Hãy cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu về những loại thuốc chữa sùi mào gà hiệu quả thông qua bài viết dưới đây.
I. Bị sùi mào gà khi nào nên dùng thuốc?
Trước khi tìm hiểu các loại thuốc chữa sùi mào gà giai đoạn đầu, người bệnh nên có kiến thức về việc khi nào nên dùng nhằm tránh gây ra tác dụng phụ. Việc sử dụng thuốc để điều trị sùi mào gà phụ thuộc vào mức độ, vị trí tổn thương cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể. Thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Giai đoạn đầu của bệnh: Khi các nốt sùi mào gà còn nhỏ và số lượng ít, thuốc bôi ngoài da sẽ phát huy hiệu quả trong việc loại bỏ tổn thương.
- Trường hợp không thể thực hiện các phương pháp điều trị khác: Một số bệnh nhân không thể sử dụng các phương pháp như đốt điện, laser hoặc áp lạnh do các lý do y tế thì thuốc có thể là lựa chọn thay thế.
Tuy nhiên, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc như phản ứng dị ứng, đau rát nghiêm trọng hoặc tổn thương lan rộng, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
II. Các loại thuốc chữa sùi mào gà giai đoạn đầu
Một số loại thuốc trị sùi mào gà được chỉ định áp dụng đối với các trường hợp khởi phát bệnh ở thể nhẹ bạn có thể tham khảo:
1. Podophyllin
Podophyllin 25% là một loại thuốc dạng lỏng, thường được sử dụng để điều trị tại chỗ sùi mào gà giai đoạn đầu, mụn sinh dục, mụn cóc nhỏ và mụn thịt. Bạn sử dụng thuốc chấm 2 ngày/lần, nếu có vết thương ở hậu môn nên bôi 3 ngày/lần, một tuần có thể dùng 3 lần. Thuốc không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai và trẻ em do có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Việc sử dụng thuốc này chỉ nên thực hiện dưới sự đồng ý và chỉ định của bác sĩ.
2. Imiquimod
Imiquimod 5% là thuốc dạng kem, chứa thành phần chính là Imiquimod, được đóng gói dưới dạng gói đơn liều, mỗi gói có trọng lượng 0,25g. Thuốc Imiquimod được chỉ định điều trị cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, có mụn sùi ở bên ngoài bộ phận sinh dục và quanh hậu môn. Bạn hãy thoa kem 3 lần/tuần hoặc trong tối đa 16 tuần cho đến khi loại bỏ hết u nhú. Nếu tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên ngưng sử dụng và tham khảo thêm các phương pháp khác.
3. Acid trichloracetic
Acid Trichloracetic 80% là dạng thuốc bôi, được sản xuất trong nước bởi Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Thuốc có thành phần chính là: Tr.Benzal co. To, Acid Trichloracetic, tá dược vừa đủ. Bạn chấm thuốc trực tiếp lên da 2 lần/ngày, sử dụng trong khoảng 5 đến 10 ngày.
4. Trichloroacetic (TCA)
Thuốc trị sùi mào gà Trichloroacetic acid, có hoạt chất tương tự như axit axetic. Công dụng chính của thuốc là bôi ngoài da để điều trị sùi mào gà, mụn cóc, mụn cơm, và mụn mắt cá. Việc sử dụng các loại thuốc này để điều trị cần phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bạn tự ý dùng, điều này có thể gây ra nhiều nguy cơ như nhiễm trùng, tổn thương loét, chảy dịch mủ với mùi hôi khó chịu và tổn thương lan rộng.
5. AHCC
Đây là một sản phẩm thực phẩm chức năng từ Nhật Bản, được thiết kế để hỗ trợ điều trị bệnh sùi mào gà, đặc biệt phù hợp cho những người bệnh đang trải qua giai đoạn giảm sức đề kháng, suy kiệt sức khỏe, có hệ miễn dịch yếu cũng như những người đang mắc bệnh ung thư. Thuốc chống chỉ định với phụ nữ mang thai, trẻ em và những người dị ứng với nấm. Bác sĩ sẽ kê 2 viên/ngày, dùng trong khoảng thời gian từ 3 đến 9 tháng và nên uống khi đói.
6. Podophyllotoxin
Thuốc Podophyllotoxin có dạng dung dịch hoặc kem ngoài da, được sử dụng để điều trị những u nhú lành tính ngoài bề mặt da nhưng không phù hợp đối với các tổn thương bên trong như cổ tử cung, vòm họng, niệu đạo, vết thương hở và phụ nữ mang thai. Bạn sử dụng với liều lượng 2 lần/ngày trong vòng 3 ngày liên tiếp, sau đó nghỉ ít nhất 4 ngày. Mỗi đợt điều trị bằng thuốc sẽ kéo dài từ 4 đến 5 tuần.
III. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị sùi mào gà
Việc sử dụng thuốc chữa sùi mào gà giai đoạn đầu chỉ áp dụng cho các trường hợp nhẹ, tổn thương ít. Để sử dụng thuốc trị sùi mào gà tại nhà một cách an toàn, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Bạn cần phải sử dụng thuốc trị sùi mào gà đúng cách và theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được lạm dụng thuốc.
- Dừng thuốc khi có dấu hiệu phản ứng: Nếu bạn gặp các biểu hiện như ngứa, kích ứng khi sử dụng thuốc chữa sùi mào gà, hãy ngừng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Vệ sinh kỹ lưỡng: Trước khi và sau khi sử dụng thuốc trị sùi mào gà, hãy đảm bảo vệ sinh kỹ lưỡng để tránh tổn thương lan rộng và nguy cơ nhiễm trùng.
- Mua thuốc ở các nguồn đáng tin cậy: Chỉ nên mua thuốc từ các địa chỉ uy tín, có chỉ định từ bác sĩ hoặc nhà thuốc đáng tin cậy.
ĐỌC THÊM: Chấm thuốc sùi mào gà bao lâu thì khỏi?
IV. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Sùi mào gà là một bệnh lý xã hội nguy hiểm. Nếu việc điều trị bằng thuốc chữa sùi mào gà giai đoạn đầu không hiệu quả, có dấu hiệu bệnh chuyển biến nặng, bạn nên đi thăm khám bác sĩ. Điều trị tại các cơ sở y tế, áp dụng công nghệ cao sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí cũng như mang đến hiệu quả vượt trội. Vì vậy, khi có dấu hiệu bị sùi mào gà, tốt hơn hết bạn hãy đi khám, tránh tự điều trị sai cách khiến cho bệnh tình nặng thêm.
Các loại thuốc chữa sùi mào gà giai đoạn đầu phổ biến gồm Podophyllin, Imiquimod, Acid Trichloracetic. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn. Hãy liên hệ với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.