fbpx

Sùi mào gà ở môi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
sùi mào gà ở môi

Sùi mào gà ở môi không chỉ gây ra vấn đề về sức khỏe mà còn có thể ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh. Hãy để Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia cung cấp cho bạn thông tin về tình trạng này thông qua bài viết dưới đây.

I. Cách nhận biết sùi mào ở gà môi

Sùi mào gà là bệnh truyền nhiễm do virus HPV gây ra, chủ yếu thông qua đường tình dục. Trong đó, sùi mào gà ở môi biểu hiện ở những nốt mụn sùi xuất hiện trên môi do quan hệ tình dục bằng miệng. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Môi, lưỡi đau và tê, cảm giác đau rát khi nuốt. 
  • Xuất hiện các nốt màu trắng/hồng tại khoang miệng và viền môi
  • Những u sùi xuất hiện mụn nhỏ trên vết loét và tăng dần về kích thước.
  • Sùi mào gà ở môi tụ thành mảng lớn, giống hoa cà hoặc mào gà.
  • Mụn sùi sờ vào thấy mềm, kích thước khoảng từ 1 – 2mm
  • Sùi mào gà ở môi dễ bị vỡ, khi chạm vào có dịch rỉ.
  • Vùng da môi bị tổn thương do sùi mào gà thường bị viêm và đau. 

nốt sùi mào gà ở môi

II. Nguyên nhân mắc bệnh sùi mào gà ở vùng môi

Có nhiều nguyên nhân gây ra sùi mào gà ở môi. Tuy nhiên, nguồn cơn chủ yếu xuất phát từ việc sinh hoạt tình dục không an toàn, đặc biệt là quan hệ bằng miệng. Một số nguyên nhân bao gồm:

  • Quan hệ tình dục bằng miệng.
  • Tiếp xúc gần gũi với người mắc sùi mào gà ở môi/miệng.
  • Sử dụng chung các vật dụng cá nhân.
  • Mẹ mắc sùi mào gà sinh con qua đường âm đạo.

III. Phân biệt sùi mào gà ở môi và các bệnh lý ở miệng

Sùi mào gà ở môi có những đặc điểm tương tự với nhiệt miệng. Chính vì vậy, bạn cần phân biệt rõ về 2 bệnh lý này để đưa ra chẩn đoán và cách thức điều trị kịp thời, chuẩn xác:

Sùi mào gà ở môi Nhiệt miệng
  • Các nốt sần của sùi mào gà thường có màu trắng – hồng và có kích thước nhỏ, chạm vào có thể thấy dịch rỉ, gây đau khi nuốt.
  • Không thể tự khỏi mà cần điều trị.
  • Hồi phục sau 3 – 4 tháng điều trị với chuyên gia.
  • Vết loét thường có viền đỏ, sưng đau khi ăn uống hoặc chạm vào.
  • Có thể tự khỏi trong khoảng 7 – 10 ngày nếu ăn uống đầy đủ dưỡng chất.
  • Bệnh thường hồi phục nhanh chóng, chỉ sau vài ngày.

IV. Nốt sùi mào gà ở môi có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Sùi mào gà ở môi không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể lan rộng và phát triển thành các biến chứng khôn lường như nguy cơ ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung, ung thư trực tràng,… đặc biệt là đối với những người nhiễm virus HPV type 16, 18.

Vì vậy, nếu nghi ngờ hoặc có những biểu hiện sùi mào gà ở môi, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để điều trị dứt điểm, tránh để lại những hậu quả nặng nề nếu để bệnh ủ lâu.

kiểm tra vòm họng

V. Cách chẩn đoán mắc bệnh sùi mào gà ở môi

Bệnh sùi mào gà ở môi có thể được chẩn đoán bởi các phương pháp như:

  • Kiểm tra bằng Acid Acetic: Bác sĩ sẽ thoa dung dịch Acid Acetic lên vùng da bệnh và quan sát sự thay đổi của Protein và Acid Acetic. Tuy nhiên, phương pháp này có thể cho kết quả dương tính giả với các vết thương ngoài da.
  • Kiểm tra tổ chức miễn dịch: Cách thức kiểm tra tổ chức miễn dịch nhằm phát hiện sự tồn tại của virus sùi mào gà. Kết quả sẽ là dương tính nếu các mụn ở tế bào biểu mô trên da phản ứng.
  • Kiểm tra hóa học tế bào: Phương pháp này sử dụng kháng thể đặc biệt. Nếu bệnh nhân mắc sùi mào gà, kháng nguyên Peroxidase trong xét nghiệm sẽ chuyển thành màu đỏ.
  • Kiểm tra bệnh lý: Đây là một phương pháp đặc trưng, trong đó các biểu bì tăng sinh được phân tích để tìm ra các tế bào mang virus sùi mào gà.

NGHI NGỜ SÙI MÀO GÀ? THĂM KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ NGAY HÔM NAY

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    VI. Phương pháp điều trị sùi mào gà ở môi

    Tìm hiểu các phương pháp điều trị sùi mào gà ở môi là vô cùng quan trọng vì bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cũng như ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Một số biện pháp phổ biến để điều trị sùi mào gà ở môi bạn có thể tham khảo:

    1. Sử dụng thuốc

    Hiện nay, có hai dạng thuốc được sử dụng để điều trị bệnh sùi mào gà là thuốc uống và thuốc bôi. Cả hai loại thuốc này đều mang đến tác dụng ức chế sự phát triển của mụn sùi, ngăn chặn tình trạng lây lan bệnh sang các vị trí khác và hỗ trợ quá trình bong tróc, rụng u nhú. Một số loại thuốc phổ biến thường được sử dụng:

    • Isotretinoin: Đây là loại thuốc uống nhằm hạn chế sự tăng sinh của virus HPV trong các tế bào nhiễm bệnh.
    • Cimetidine: Cimetidine là thuốc kháng thụ thể histamine liều cao, được sử dụng trong điều trị sùi mào gà, giúp làm sạch tổn thương và hạn chế lan rộng. 
    • Imiquimod (2,5%; 3,5%; 3,75% hoặc 5%): Đây là thuốc bôi hỗ trợ điều trị sùi mào gà giai đoạn đầu.
    • Acid Trichloracetic (TCA) hoặc Bichloroacetic (BCA) 80-90%: Bạn có thể áp dụng thuốc bôi này để trị sùi mào gà ở lưỡi, miệng.

    Để phát huy tối đa công dụng của thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý mua hoặc thay đổi thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

    Acid Trichloracetic

    2. Ứng dụng kỹ thuật laser

    Nếu dùng thuốc không mang đến hiệu quả điều trị rõ rệt, bạn có thể tham khảo sử dụng kỹ thuật laser. Trong đó, công nghệ Maitrix Gene độc quyền tại Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia là lựa chọn hàng đầu, tự hào đã chữa trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc sùi mào gà.

    Maitrix Gene ứng dụng công nghệ loại bỏ hoàn toàn tổn thương, viêm nhiễm sùi mào gà bằng Holmium Laser – Long Pulse độc quyền thế hệ mới với 3 tác động vàng:

    • Ức chế: Công nghệ Laser với bước sóng 632,8 nm hoặc 380 – 400 nm hoàn toàn loại bỏ tổn thương chứa virus gây bệnh, giới hạn khả năng tái phát.
    • Loại bỏ: Sử dụng Holmium Laser – Long Pulsed để tiêu diệt các mạch máu nuôi dưỡng u nhú sùi, khiến cho các tổn thương sùi mào gà không còn được cung cấp dinh dưỡng và tự rụng đi.
    • Phục hồi: Ánh sáng và laser được sử dụng để tăng cường hệ miễn dịch, kích thích cơ chế tự miễn của cơ thể, tái tạo lại các tế bào đã bị virus hủy hoại, đồng thời ngăn ngừa tái phát.

    công nghệ maitrix gene

    Với đội ngũ Thạc sĩ Bác sĩ tay nghề cao, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia cam kết chữa khỏi sùi mào gà ở môi với quy trình thăm khám – chữa trị chuẩn y khoa:

    • Bước 1: Thăm khám lâm sàng 1:1 với bác sĩ chuyên khoa. 
    • Bước 2: Đánh giá tổn thương ở các yếu tố như số lượng tổn thương, vị trí tổn thương, xâm lấn…
    • Bước 3: Xét nghiệm sinh thiết PCR để chẩn đoán và loại trừ một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. 
    • Bước 4: Xét nghiệm định Type Virus.
    • Bước 5: Bác sĩ đưa ra kết luận cụ thể về tình trạng bệnh và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
    • Bước 6: Điều trị bằng Holmium Laser – Long Pulsed.
    • Bước 7: Điều trị bằng Laser Co2 siêu xung.
    • Bước 8: Điều trị bằng Laser 632,8 nm hoặc 380 – 400 nm.
    • Bước 9: Thoa thuốc đặc trị, phục hồi niêm mạc và tăng cường miễn dịch tại chỗ.

    LIỆU TRÌNH TRỊ SÙI MÀO GÀ CHUẨN Y KHOA – ĐĂNG KÝ NGAY

    VII. Địa chỉ khám và chữa bệnh sùi mào gà ở môi

    Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia là hệ thống phòng khám uy tín và chuyên nghiệp, với hơn 14 năm hoạt động trong lĩnh vực da liễu – thẩm mỹ, được cấp phép hoạt động bởi Sở Y tế, cùng với danh mục kỹ thuật và chuẩn công nghệ. 

    Đội ngũ Thạc sĩ Bác sĩ da liễu của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia đều có trình độ cao và được cấp chứng chỉ hành nghề, đảm bảo khách hàng sẽ được thăm khám và lên phác đồ điều trị cá nhân hóa và chuẩn y khoa. Bên cạnh đó, độ hoàn thiện của trang – thiết bị và cơ sở vật chất cũng là ưu điểm của phòng khám giúp nâng cao chất lượng dịch vụ.

    Đến với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia điều trị sùi mào gà ở môi, khách hàng được cam kết:

    • Khống chế toàn bộ virus.
    • Không gây đau đớn, hạn chế chảy máu.
    • Không để lại sẹo.
    • Không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

    phòng khám da liễu maia

    VIII. Lưu ý chăm sóc và cách phòng ngừa sùi mào gà tái phát

    Sau khi áp dụng các liệu trình trị sùi mào gà ở môi, bạn nên tuân thủ lời khuyên của bác sĩ, có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh sau điều trị. Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sùi mào gà:

    1. Chế độ chăm sóc sau điều trị

    Sau khi điều trị sùi mào gà ở miệng, người bệnh cần được chăm sóc tốt để tránh bệnh tái phát. Dưới đây là những lưu ý khi theo dõi hậu điều trị tại nhà:

    • Bảo đảm vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
    • Tuân thủ đúng chỉ định chăm sóc của bác sĩ.
    • Hạn chế quan hệ tình dục.
    • Giảm căng thẳng, stress.
    • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
    • Tái khám kiểm tra theo lịch hẹn

    2. Cách phòng ngừa

    Không chỉ do thói quen sinh hoạt tình dục không lành mạnh, bệnh sùi mào gà còn xuất phát từ một số tình huống chủ quan trong đời sống hàng ngày. Để phòng ngừa căn bệnh này, bạn cần thực hiện một số điều sau:

    • Tiêm phòng vắc xin Gardasil/Gardasil 9 để ngăn ngừa virus HPV.
    • Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ.
    • Sinh hoạt tình dục lành mạnh.
    • Loại bỏ ngay các thói quen xấu như chia sẻ đồ dùng cá nhân hay sử dụng chất kích thích.

    chất kích thích

    Sùi mào gà ở môi là một loại bệnh xã hội được gây ra chủ yếu qua quan hệ tình dục bằng miệng. Sùi mào gà có thể xuất hiện những biến chứng nguy hiểm, vì vậy, việc xử lý kịp thời là vô cùng quan trọng. Hãy liên hệ với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua số hotline 032 845 1188 để được tư vấn miễn phí.

    Quy Khach vui long
    dat lich truoc
    khong phai cho doi



      TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

      Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

      Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

      • Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
      • Hotline: 18004888 và 032.845.1188
      • Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
      • Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *