fbpx

Sẹo lồi và sẹo phì đại: điều trị và phòng ngừa như nào?

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
sẹo lồi và sẹo phì đại

Sẹo lồi và sẹo phì đại có thể gây mất thẩm mỹ cho làn da. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, sẹo còn gây ngứa ngáy khó chịu, đau rát, da co rút làm hạn chế vận động của trẻ. Khi bị sẹo lồi, sẹo phì đại, cần đánh giá tình trạng sẹo đang ở giai đoạn nào. Từ đó để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Cùng Phòng khám da liễu Maia&Maia tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Như thế nào là sẹo lồi và sẹo phì đại?

Sẹo lồi: sẹo lồi là sẹo hình thành sau chấn thương khoảng 6 tháng. Trong quá trình lành, sẹo sẽ lớn hơn vết thương ban đầu và không tự thoái triển do quá trình sản sinh và tích tụ collagen.

Sẹo phì đại: sẹo phì đại là sẹo xuất hiện trong vòng 6 tháng khi bị thương và thường không phát triển ra ngoài vết thương. Mặc dù cũng là do collagen tăng sinh quá mức, nhưng sẹo phì đại sẽ tự giảm đi theo thời gian.

sẹo lồi và sẹo phì đại
Sự khác nhau giữa sẹo lồi và sẹo phì đại

Nguyên nhân của sẹo lồi và sẹo phì đại có thể là:

    • Bỏng nặng và sâu (độ hai trở lên)
    • Phẫu thuật, xâm lấn da
    • Tai nạn
    • Nhiễm trùng da

Có thể bạn muốn biết: Cách trị sẹo lồi mới hình thành

2. Điều trị sẹo lồi và sẹo phì đại

Sẹo lồi và sẹo phì đại có thể gây mất thẩm mỹ khó coi. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, sẹo còn gây ngứa ngáy khó chịu, đau rát, da co rút hạn chế vận động của trẻ.

Khi bị sẹo lồi, sẹo phì đại, cần đánh giá tình trạng sẹo đang ở giai đoạn nào để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Có thể đánh giá qua 2 giai đoạn, giai đoạn sẹo bắt đầu hình thành khi vết thương vừa mới lành và giai đoạn sẹo phát triển.

2.1 Giai đoạn đầu của sẹo lồi và sẹo phì đại

      • Bôi kem ngăn ngừa sẹo
      • Dùng miếng dán silicone
      • Áp dụng vật lý trị liệu lên vùng bị sẹo và dùng băng ép

2.2 Giai đoạn tiến triển của sẹo lồi và sẹo phì đại

Thông thường, sẹo lồi và sẹo phì đại được điều trị khi sẹo đã ở giai đoạn nặng. Một số phương pháp được sử dụng để điều trị sẹo ở giai đoạn này bao gồm:

Tiêm corticosteroid: 

Tiêm corticosteroid làm mềm mô sẹo và làm phẳng bề mặt sẹo. Nó được chỉ định cho sẹo lồi hoặc sẹo phì đại hoạt động gây ngứa, đau và đỏ.

Tiêm corticosteroid giúp ức chế tăng sinh nguyên bào sợi, thường được kết hợp với phẫu thuật lạnh hoặc phẫu thuật cắt bỏ sẹo.

trị sẹo
Tiêm corticosteroid làm mềm mô sẹo và làm phẳng bề mặt sẹo

Mặc dù tỷ lệ điều trị thành công cao, nhưng tiêm corticosteroid có thể dẫn đến các biến chứng như giảm sắc tố và teo da. Ngoài corticoid, bác sĩ còn có thể tiêm interferon, bleomycin.

Phẫu thuật cắt bỏ: 

Phẫu thuật cắt bỏ sẹo có bản chất là cắt đứt sản sinh collagen làm dày sẹo. Từ đó làm giãn sẹo, được chỉ định trong trường hợp sẹo lồi hoặc sẹo phì đại co rút làm hạn chế vận động. Đặc biệt nếu sẹo hình thành lâu (trên 1 năm), gây mất thẩm mỹ và các phương pháp khác không hiệu quả thì có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, nếu sẹo lồi tái phát, cần chú ý xử trí hậu phẫu bằng tiêm corticosteroid hoặc laser.

Laser: 

Điều trị sẹo lồi hoặc sẹo phì đại bằng laser bao gồm laser xâm lấn hoặc không xâm lấn. Tia laser xâm lấn được áp dụng cho các vết sẹo phì đại không hoạt động và có tác dụng bóc tách các mô sẹo.

Điều trị bằng phương pháp này có thể khiến da bị trầy xước, tiết dịch, đóng vảy và thay đổi sắc tố da. Bên cạnh đó, tia laser không xâm lấn phá hủy các mạch máu nuôi dưỡng sẹo khiến sẹo thoái triển.

trị sẹo bằng laser
Laser là phương pháp trị sẹo hiệu quả

Phẫu thuật lạnh: 

Phẫu thuật lạnh sử dụng nitơ lỏng để làm đông các mạch máu, các mô sẹo bị thiếu máu cục bộ dẫn đến chết tế bào. Phương pháp này phù hợp với sẹo phì đại hơn là sẹo lồi. Nhưng nó có thể gây ra các tác dụng phụ như sắc tố da mất đi và đau đớn.

>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!

3. Phòng ngừa sẹo lồi và sẹo phì đại

Có thể ngăn ngừa sự hình thành sẹo lồi và sẹo phì đại bằng cách:

      • Khi bị thương cần chú ý chăm sóc vết thương để vết thương nhanh lành, không để lại sẹo.
      • Khi vết thương bắt đầu lành, cũng là thời điểm liền sẹo (thường là khoảng 2-8 tuần sau khi bị thương). Tiến hành massage để tránh sẹo, băng ép sẹo dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
      • Khi bị sẹo gây ngứa, tránh gãi hoặc làm kích ứng vùng da có sẹo lồi, sẹo phì đại. Tránh mặc quần áo quá chật làm ảnh hưởng đến sẹo.
      • Hạn chế một số thức ăn gây dị ứng, mẩn ngứa, chú ý bổ sung đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong quá trình lành vết thương.

Tóm lại, sẹo lồi và sẹo phì đại có thể được điều trị bằng một hoặc nhiều phương pháp như tiêm, phẫu thuật, laser,… tùy thuộc vào giai đoạn sẹo và kích thước, tính chất của sẹo. Để đảm bảo an toàn, mọi người nên đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Những bài viết được nhiều người quan tâm

Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *