Trẻ bị rụng tóc vành khăn có phải thiếu canxi không được nhiều ba mẹ quan tâm. Tình trạng này thường gặp ở trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi, cần được điều trị sớm bởi đây có thể là dấu hiệu của việc thiếu chất trầm trọng. Hãy cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
I. Trẻ bị rụng tóc vành khăn có phải thiếu canxi không?
Rụng tóc vành khăn có thể xuất phát từ việc thiếu hụt canxi. Bởi khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe. Khi không được bổ sung canxi đầy đủ, tóc sẽ rụng nhiều và trở nên khô xơ.
Tuy nhiên, nguyên nhân của rụng tóc vành khăn không chỉ dừng lại ở vấn đề thiếu canxi. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khác gây ra tình trạng này, khiến mái tóc của bé yếu, dễ rụng.
II. Nguyên nhân dẫn đến rụng tóc vành khăn
Nguyên nhân gây ra rụng tóc vành khăn rất đa dạng, có thể xuất phát từ yếu tố nội sinh hay thói quen của bé. Dưới đây là một số lý do thường gặp:
- Tóc mỏng và yếu: Cơ thể và tóc của trẻ ở giai đoạn sơ sinh còn khá yếu. Với trẻ có chất tóc mảnh, hiện tượng rụng tóc sẽ dễ xuất hiện hơn.
- Thiếu dưỡng chất: Không chỉ canxi, thiếu các dưỡng chất như kẽm, sắt, vitamin D cũng có thể gây ra rụng tóc vành khăn.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số bạn nhỏ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh chứa thành phần gây thiếu hụt vitamin B trong thời gian dài, dẫn đến tóc yếu và dễ rụng.
- Thói quen giật tóc: Một số bé có thói quen khóc kèm giật tóc khi cảm thấy căng thẳng. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, chân tóc sẽ nở rộng, tóc trở nên xơ yếu và rụng nhiều.
- Dị ứng: Nhiều mẹ bỉm massage da đầu cho con bằng dầu bưởi, dầu dừa để kích thích khả năng mọc tóc. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ sơ sinh không phù hợp với 2 loại tinh dầu này có thể xuất hiện mẩn đỏ cùng với rụng tóc.
- Bị nấm, viêm da: Nếu trẻ bị rụng tóc vành khăn kèm theo một số triệu chứng như thường xuyên gãi đầu, bứt tóc, xuất hiện các nốt mẩn đỏ, da bong tróc, bé có khả năng bị nấm da đầu.
- Hormone cơ thể suy giảm: Sự mất cân bằng hormone từ trong bụng mẹ cũng có thể làm trẻ bị rụng tóc.
BÁC SĨ TRỰC TIẾP KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ CHO TRẺ – ĐĂNG KÝ NGAY
III. Cần làm gì khi trẻ bị rụng tóc vành khăn?
Khi trẻ bị rụng tóc vành khăn, bạn cần tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp để tránh các rủi ro không đáng có. Một số lưu ý cha mẹ nên ghi nhớ:
1. Tìm hiểu nguyên nhân
Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây rụng tóc vành khăn ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh. Để có được kết luận chính xác nhất về tình trạng của bé, ba mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để kịp thời phát hiện và tìm ra phương án điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, mọi người không được tự ý sử dụng thuốc mà chưa có chỉ định từ bác sĩ.
2. Chăm sóc bé tại nhà
Khi bé bị rụng tóc vành khăn, ba mẹ cần chú ý đến thực đơn bữa ăn, tư thế nằm hay thói quen hàng ngày của bé. Cụ thể:
- Bổ sung dưỡng chất cho cả mẹ và bé: Nếu bé bị rụng tóc vành khăn do tác dụng phụ của thuốc, ba mẹ nên bổ sung cho bé một số dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin D, canxi, omega 3, sắt, protein, kẽm, các loại vitamin.
- Thường xuyên thay đổi tư thế nằm cho bé: Ngoài nằm ngửa, bạn có thể linh hoạt cho bé nằm nghiêng hay. Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ nằm sấp khi vừa ăn no vì dễ gây nôn trớ.
- Thay đổi thói quen chăm sóc tóc cho bé: Bạn nên hạn chế sấy tóc cho bé, không buộc tóc quá chặt và quá cao. Ngoài ra, trẻ sơ sinh nên mang bao tay để tránh tình trạng giật tóc.
IV. Gợi ý chế độ dinh dưỡng hạn chế rụng tóc vành khăn
Đối với trẻ bị rụng tóc vành khăn, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể là vô cùng cần thiết. Bên cạnh da đầu và tóc, ba mẹ cũng nên hỏi bác sĩ về sức khỏe tổng thể của bé để xây dựng thực đơn ăn dặm phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý về một số khoáng chất nên có trong thực đơn của bé:
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D với lòng đỏ trứng, cá hồi, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt, bơ thực vật.
- Bổ sung vitamin B12 với thực phẩm như thịt bò, cá ngừ, các sản phẩm từ sữa, trứng, nấm.
- Thêm thực phẩm giàu vitamin B7 vào thực đơn như hạnh nhân, động vật có vỏ (nghêu, sò, ốc, hến, tôm, cua), hải sản, cà rốt…
- Ăn các thực phẩm giàu canxi như sữa, đậu nành, các loại động vật có vỏ, trái cây (cam, quýt, bưởi).
- Thêm một số thực phẩm giàu sắt như gan động vật, rau xanh, rau bina, các loại hạt, thịt đỏ vào các bữa ăn của bé.
- Các thực phẩm giàu omega 3 như cá, tôm, sò, các loại hạt.
- Thực phẩm giàu protein bao gồm thịt nạc, sữa, trứng, đậu xanh.
Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cho bé uống thêm các loại viên uống tăng cường để khắc phục tình trạng rụng tóc một cách nhanh chóng:
- Với viên uống tăng cường sắt, bạn nên cho bé uống trước khi ăn từ 1 – 2 tiếng.
- Bé nên uống kẽm sau bữa ăn chính khoảng 30 phút.
- Canxi nên được uống sau bữa sáng từ 30 – 60 phút.
- Đối với vitamin D, bạn có thể cho trẻ dùng trong bữa ăn.
- Vitamin B7, vitamin B12 nên được uống khi bé vừa thức dậy.
Ba mẹ cũng cần chú ý đến lượng nước mà bé uống trong một ngày để các dưỡng chất được vận chuyển đến nang tóc, giúp tóc chắc khỏe và mềm mại.
Tìm hiểu về rụng tóc vành khăn có phải thiếu canxi không cho thấy, không chỉ thiếu hụt canxi, trẻ bị rụng tóc vành khăn có thể do thiếu các dưỡng chất khác như vitamin D, sắt. Vì vậy, bạn cần chú ý đến các bữa ăn hàng ngày của bé, đảm bảo thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng. Để được tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188.
TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.