fbpx

Mọc mụn gây ra những ảnh hưởng gì? Cách chăm sóc phòng ngừa mụn hiệu quả

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
mụn thum

Mụn là nỗi ám ảnh của tất cả mọi người, nhất là mụn trứng cá cứng đầu, khó loại bỏ. Do đó việc thăm khám chuẩn y khoa, điều trị đúng cách với từng loại mụn đóng vai trò quan trọng, giúp loại bỏ triệt để vấn đề về da này. Hãy cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết về mụn và các cách điều trị hiệu quả.

I. Tổng quan về mụn

1. Mụn là gì?

Mụn là tình trạng xuất hiện các nốt có kích thước khác nhau tại nhiều vị trí trên cơ thể như mặt, lưng, cổ, ngực, bả vai, mông, bộ phận sinh dục. Các loại mụn nói chung và mụn trứng cá thường gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt là giai đoạn dậy thì (chiếm khoảng 80%).

Mụn không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng do tồn tại dưới dạng mụn, sẩn hay gây sẹo lồi, sẹo lõm ở vùng mặt, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống người bệnh.

mụn nổi quanh mặt

2. Nguyên nhân gây mụn

Có 3 nguyên nhân chính gây ra mụn bao gồm: Da tiết quá nhiều nhờn, sừng hóa cổ nang lông do dầu và tế bào chết, da bị nhiễm khuẩn, viêm da, chăm sóc da không đúng cách, lạm dụng mỹ phẩm. Tình trạng mụn nặng hơn có thể do một

Tăng tiết chất bã

Một số hormone sẽ khiến các tuyến bã sản xuất dầu nhiều hơn bên cạnh các nang lông trên da tiết ra lượng dầu lớn hơn (bã nhờn bất thường).

Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes (P.acnes)

Vốn dĩ vi khuẩn P. acnes cư trú trên da một cách vô hại. Tuy nhiên khi chất nhờn bất thường sản sinh trên da khiến cho hoạt động của vi khuẩn P. acnes trở nên “hung hãn” hơn và gây ra viêm, mủ.

Sừng hóa cổ nang lông

Hormone này cũng làm dày lớp màng bên trong nang lông, gây bít tắc lỗ chân lông. Chất bã không thoát ra ngoài được dẫn đến ứ đọng trong lòng tuyến bã, lâu ngày chúng cô đặc thành hình nhân trứng cá.

Mụn tạo thành khi các lỗ nhỏ trên da được gọi là nang lông bị tắc nghẽn. Tuyến bã nhờn là một tuyến nhỏ nằm gần bề mặt của da. Các tuyến được gắn vào các nang lông, là những lỗ nhỏ trên da – nơi một sợi lông riêng lẻ sẽ mọc ra. Các tuyến bã nhờn giúp bôi trơn tóc và da để tóc không bị khô. 

Trong mụn trứng cá, các tuyến sản xuất quá nhiều bã nhờn. Chất nhờn dư thừa sẽ trộn lẫn với các tế bào da chết và tạo thành một nút trong nang lông. Nếu nang lông cắm sát bề mặt da, nó sẽ phình ra ngoài và tạo thành mụn đầu trắng.

sừng hóa cố nang lông

Ngoài ra, nang lông bị bít kín có thể lộ ra ngoài, hình thành mụn đầu đen. Các vi khuẩn bình thường vô hại sống trên da vì lý do này mà có thể gây ô nhiễm và lây nhiễm các nang lông. gây ra sẩn, mụn mủ, nốt sần và u nang.

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ gây mụn trứng cá:

  • Thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố thay đổi nhiều trong giai đoạn dậy thì và ở độ tuổi trung niên, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh khiến cho tuyến bã nhờn mở rộng và tiết ra nhiều. Khi nhờn tiết ra nhiều, cộng thêm việc chăm sóc da không đúng cách có thể dẫn tới nổi mụn.
  • Sử dụng thuốc: Sử dụng một số loại thuốc chứa corticosteroid, testosterone, lithium… cũng có thể gây ra mụn.
  • Chế độ ăn uống: Tiêu thụ các thực phẩm giàu carbohydrate (đường, tinh bột) như bánh mì, bánh ngọt, khoai tây chiên… có thể khiến cho tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.
  • Căng thẳng: Không gây ra mụn nhưng nếu bạn đang bị mụn thì căng thẳng có thể khiến cho tình trạng mụn trở nên xấu hơn.
  • Chăm sóc da không đúng cách: Vệ sinh da không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn phát triển, da suy yếu và dễ nổi mụn.
  • Lạm dụng mỹ phẩm: Không phủ nhận tác dụng dưỡng ẩm, bảo vệ da nhưng lạm dụng mỹ phẩm, nhất là loại kém chất lượng, không phù hợp với da trong thời gian dài lại trở thành nguyên nhân khiến da bị kích ứng, lỗ chân lông bít tắc và hình thành mụn.

3. Các loại mụn phổ biến thường gặp

Mụn được chia thành nhiều loại dựa vào nguyên nhân gây mụn. Cụ thể:

Mụn đầu trắng

Loại mụn này còn được biết đến với tên gọi khác là mụn cám, mụn ẩn, là một trong những loại mụn trứng cá phổ biến. Nốt mụn nhỏ có kích thước 1-2mm như đầu đinh ghim, màu trắng, thường mọc với số lượng nhiều, phân bố rải rác ở trán, 2 bên má, mũi, không có nhân, nằm sâu dưới bề mặt da, không gây đau nhức. 

Do mụn đầu trắng nằm ẩn sâu trong da nên rất khó phân biệt bằng mắt thường mà chủ yếu nhận biết qua việc sờ trên da. Trong một số trường hợp, mụn đầu trắng xuất hiện là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý dạ dày hoặc bất thường ở cơ quan sinh sản.

mụn đầu trắng

Mụn đầu đen

Là loại mụn trứng cá không viêm, chúng xuất hiện trên bề mặt da dưới dạng nốt mụn đen, nhân mụn hở. Khi mụn nhô lên, tiếp xúc với oxy bên ngoài, sau một thời gian sẽ bị oxi hoá và có màu đen.

Xuất hiện những lỗ nhỏ li ti như đầu đinh ghim, nhân hở; kích thước từ 1-2mm, đầu mụn có màu đen, xuất hiện với số lượng nhiều ở vùng mặt, trán, 2 bên má và một số vùng khác trên cơ thể như lưng, vai.

Mụn bọc

Là loại mụn chứa mủ màu trắng hoặc vàng kèm theo máu, gây viêm sưng, cứng và đau nhức. Mụn bọc là kết quả khi da bị viêm nhiễm. Mụn bọc có kích thước lớn, thường chứa mủ bên trong. Chúng có thể mọc riêng lẻ hay mọc thành cụm, nằm sâu dưới da. Giai đoạn đầu mụn cứng, khó vỡ, đến giai đoạn sau mụn mềm hơn và dễ vỡ, gây đau nhức.

mụn bọc

Mụn nhọt

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng da, hình thành dưới da với các nốt mụn sưng, đau và kèm mủ. Các nốt mụn sưng đỏ, kích thước tăng dần. Vùng da quanh nốt mụn có màu đỏ, bên trong chứa mủ. Nốt mụn có đầu trắng, có thể tự vỡ và chảy dịch ra ngoài. Loại mụn này có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể như vùng da mặt, nách, cổ, mông, đùi…

Mụn đinh râu

Còn có tên gọi khác là mụn đầu đinh, có ngòi mủ. Lúc mới hình thành, mụn sẽ gây sưng đỏ ở gốc sợi râu kèm theo cảm giác đau nhức. Nếu chăm sóc da không đúng cách mụn sẽ sưng to, có mủ vàng xuất hiện trên đỉnh mụn. Nặng hơn mụn có thể gây sốt, sưng phù mặt.

Cách nhận biết: mụn xuất hiện là vết sưng, sau đó có mủ và ngòi đen như đinh râu. Mụn đau nhức, sưng đỏ, sờ vào có cảm giác nóng. Tình trạng nặng mụn có thể gây mệt mỏi, sốt cao.

mụn đinh râu

Mụn nang

Hay còn gọi là u nang, đây là một biến thể của mụn trứng cá. Mụn phát triển sâu bên trong da tạo thành những nốt sưng đỏ như những khối u trên bề mặt da. Mụn nang chứa nhiều dịch mủ, gây đau nhức và khó chịu. Kích thước mụn lớn, nổi cộm trên da như u, có cảm giác đau nhức. Mụn mọc riêng lẻ hoặc thành cụm, kèm mủ bên trong. Chúng xuất hiện phổ biến trên da mặt và một số vùng khác trên cổ, lưng, ngực.

Mụn thịt

Là những u lành tính, xuất hiện trên bề mặt da, không gây bất kỳ cảm giác đau nhức nào nhưng lại khiến da bị sần sùi, mất thẩm mỹ. Mụn thịt xuất hiện nhiều nốt nhỏ li ti, kích thước từ 1-3mm. Mọc riêng lẻ hoặc thành cụm, tiệp màu với da hoặc hơi ngả vàng.

Chúng không gây viêm, không sưng, đau nhưng có thể gây ngứa. Loại mụn này có thể gặp ở mọi vị trí trên cơ thể, phổ biến nhất là vùng mắt, trán, cổ, nách, bụng, ngực…

Mụn cóc

Còn có tên gọi khác là mụn hạt cơm. Mụn cóc là những u lành tính, do virus HPV gây ra, có thể gặp ở cả nam và nữ. Mụn xuất hiện là những nốt sần sùi nhỏ như hạt vừng hoặc to hơn như hạt đậu xanh. Mụn có màu da hoặc trắng, cảm giác thô ráp khi sờ vào. Mặt, bàn tay, móng tay, lòng bàn chân, móng chân, mắt cá chân… là những vị trí thường xuất hiện mụn cóc.

mụn cóc

II. Mọc mụn trên người có ảnh hưởng gì không?

Mọc mụn trên người tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và tính thẩm mỹ.

1. Ảnh hưởng sức khỏe

Mụn xuất hiện, đặc biệt là các loại mụn trứng cá gây ra tâm lý tự ti, lo âu cho người bị mụn. Khi bộ máy thần kinh lo lắng sẽ khiến sản sinh quá mức cortisol. Khi loại hormone này tăng cao sẽ cản trở hyaluronic hình thành, đánh mất độ ẩm tự nhiên của da.

Hàng rào bảo vệ không được duy trì, da sẽ yếu thế hơn khi có những tác động từ bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn hay tia Uv… Đồng thời cortisol cũng kích thích hormone androgen làm cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn. Những yếu tố này kết hợp với nhau khiến tình trạng ngày càng tồi tệ và như một vòng lặp lại, bạn lo âu vì da mụn mãi không thoát được.

2. Ảnh hưởng thẩm mỹ

Mụn điều trị đã khó, sau khi mụn biến mất những vết thâm mụn vẫn tồn tại, nặng nề hơn là gây ra những vết sẹo rỗ, lõm khiến bề mặt da không còn láng mịn, ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của làn da.

ảnh hưởng thẩm mỹ

III. Phương pháp điều trị và loại bỏ mụn

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị mụn được áp dụng như dùng thuốc, ứng dụng công nghệ cao. Đặc biệt nếu đang gặp các vấn đề với những loại mụn cứng đầu như mụn trứng cá thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua những phương pháp này.

1. Sử dụng thuốc

  • Benzoyl peroxide: Loại thuốc này chuyên điều trị mụn trứng cá, mụn viêm… với khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn và tiêu diệt các tác nhân gây nên mụn trứng cá.
  • Salicylic Acid: Thuốc có khả năng kháng viêm, ngăn chặn và loại bỏ các ổ vi khuẩn, bụi bẩn, sợi bã nhờn xâm nhập vào sâu trong lỗ chân lông. Đồng thời cải thiện tình trạng viêm đỏ hiệu quả.
  • Erythromycin: Là loại thuốc kháng sinh có công dụng tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập bên ngoài vùng da từ đó loại bỏ mụn an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như nôn mửa, chóng mặt… do đó bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê đơn trước khi quyết định sử dụng.
  • Clindamycin: Đây là thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn, hỗ trợ điều trị tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hiệu quả.

2. Ứng dụng công nghệ cao

Trường hợp mụn nghiêm trọng, sử dụng thuốc không đạt được hiệu quả thì cần can thiệp ngoại khoa với công nghệ Maitrix Acne hiện đại. Với Maitrix Acne thế hệ mới, mọi tình trạng mụn đều được loại bỏ. Công nghệ hoạt động theo nguyên lý sau:

  • Xử lý nhân mụn bằng Laser Dioide độc quyền với đầu laser siêu nhỏ tương đương kích thước sợi tóc, mở ra một đường cực nhỏ để lấy nhân mụn và lành lại tức thì chỉ sau 10 giây. Đầu điều trị siêu nhiệt tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ và kích thích tuần hoàn máu tại ổ viêm.
  • Trị thâm mụn Helios 3.
  • IPL ánh sáng xung cường độ cao kiểm soát viêm và giảm dầu giúp trẻ hóa da.
  • Chiếu đèn Led Blue và Red Light giúp phục hồi làn da mụn.
  • Không đau, không xâm lấn, không mất thời gian nghỉ dưỡng, hiệu quả đến 90% chỉ sau 3 tuần điều trị.

công nghệ trị mụn trứng cá

Đặc biệt công nghệ trị mụn Maitrix Acne đang được đội ngũ bác sĩ chuyên môn tại Phòng khám Chuyên khoa Da Liễu Maia&Maia áp dụng và triển khai rộng rãi giúp hàng ngàn khách hàng loại bỏ sạch mụn sau một liệu trình thực hiện.

Maia&Maia tự hào là Phòng khám Chuyên khoa Da liễu chất lượng cao, được Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động với danh mục điều trị các bệnh lý về da nói chung và mụn trứng cá nói riêng, là lựa chọn hàng đầu của bạn.

Đến với Maia&Maia, khách hàng sẽ được điều trị mụn bằng công nghệ Maitrix Acne hiện đại với nhiều ưu điểm vượt trội, được điều dưỡng tay nghề cao thực hiện, hiệu quả lên đến 90% chỉ sau 3 – 4 tuần.

Đồng thời, sau thực hiện dịch vụ, khách hàng hoàn toàn có thể làm việc, sinh hoạt bình thường mà không cần nghỉ dưỡng hay kiêng khem phức tạp. Maia&Maia cam kết cải thiện hiệu quả khuyết điểm trên làn da cho mọi khách hàng với nhiều mức độ mụn khác nhau.

Không những thế, khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ hoàn hảo và vô cùng hài lòng với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, sạch sẽ, khang trang cùng đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng, lễ tân nhiệt tình, tận tâm.

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN 1-1 VỚI CHUYÊN GIA ĐỂ NHẬN PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ PHÙ HỢP

phòng khám da liễu maia

IV. Cách phòng tránh và chăm sóc để hạn chế mụn xuất hiện

Để hạn chế mụn tái phát, loại bỏ được hoàn toàn mụn sau điều trị bạn cần lưu ý cách phòng tránh và chế độ chăm sóc như sau:

1. Cách phòng tránh

  • Rửa mặt sạch sẽ hàng ngày. Dùng nước ấm hay nước mát khi rửa mặt làm sạch da. Tránh dùng nước quá nóng vì sẽ làm ảnh hưởng đến lớp màng bảo vệ tự nhiên, khiến da tăng sinh dầu và có thể gây mụn trên mặt.
  • Không chà xát quá mạnh lên da.
  • Cẩn thận khi chăm sóc tóc, tránh để các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu dưỡng tóc, sáp hoặc gel tạo nếp dính vào mặt, chúng có thể gây bít tắc lỗ chân lông và gây kích ứng da.
  • Tránh đưa tay lên mặt, loại bỏ một số thói quen xấu hàng ngày để làm giảm đáng kể nguy cơ bị mụn.
  • Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời. Hạn chế ra ngoài trong khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, nếu có việc ra ngoài cần che chắn cẩn thận: đội mũ rộng vành, đeo kính râm, mặc quần áo dài tay, thoa kem chống nắng.
  • Chế độ ăn uống hạn chế dầu mỡ, thức ăn nhanh, socola, đố uống có gas, bánh kẹo ngọt…
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Luôn giữ tâm trạng lạc quan, vui vẻ.

2. Chế độ chăm sóc sau trị mụn

Chăm sóc sau điều trị mụn trứng cá cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da giàu vitamin C để làm giảm vết thâm, đồng thời giúp da sáng mịn, tươi tắn hơn.
  • Sử dụng kết hợp thêm các sản phẩm ngừa thâm, sẹo. Những sản phẩm này sẽ giúp cung cấp và bổ sung nhiều dưỡng chất như các loại vitamin A, B, C giúp da bớt thâm, đồng thời ngăn ngừa sẹo.
  • Dùng mặt nạ chăm sóc da sau khi hết mụn. Bạn có thể tham khảo công thức mặt nạ tự nhiên hoặc sử dụng các loại mặt nạ chăm sóc da có sẵn trên thị trường nhưng phải đảm bảo mua hàng chính hãng, chất lượng.
  • Sử dụng nước hoa hồng để cân bằng độ pH, loại bỏ sạch nhờn và hạn chế mụn quay trở lại.

sử dụng nước hoa hồng

Có thể thấy sự xuất hiện của mụn trên da gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe làn da và tính thẩm mỹ của người gặp phải tình trạng này. Do đó, nếu đang bị mụn, bất kể loại mụn nào, bạn hãy đến Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia để thăm khám và điều trị ngay.

Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *