fbpx

Những nguyên nhân và biểu hiện của bệnh nám da

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
z2406887063131 b5826255e53063297fe5f8f66248fa91

Bệnh nám da xuất hiện ở phụ nữ và nam giới ở tất cả các độ tuổi trong cuộc đời. Chúng có thể kéo dài trong nhiều năm. Những đốm màu nâu hoặc nâu đen này thường xuất hiện ở trán, cằm, má, môi hoặc trên mũi gây mất thẩm mỹ và khó chịu với những người sở hữu chúng. Vậy nguyên nhân của bệnh nám da và những biểu hiện đặc trưng của nám da là gì? 

1. Nguyên nhân của bệnh nám da

Mặc dù nám da không gây đau đớn và không gây ra bất kỳ nguy cơ nào về sức khỏe, nhưng nó dai dẳng và gây khó chịu cho bất kỳ ai. Tình trạng nám da có thể khó điều trị và có rất nhiều thông tin liên quan tới nguyên nhân hình thành gây ra nó.

Bạn sẽ có khả năng bị bệnh nám da hơn nếu làn da bạn có các tế bào sản xuất sắc tố tích cực hơn bình thường. Nám da xuất hiện khi các tế bào sắc tố hoạt động mạnh và tạo ra quá nhiều sắc tố ở một số vùng da nhất định. Cơ chế này khá tương tự với sự hình thành các đốm đồi mồi và tàn nhang nhưng các mảng nám thường có diện tích hớn hơn.

Nám da thường xuất hiện phổ biến nhất ở vùng gò má và hai bên mặt
               Nám da thường xuất hiện phổ biến nhất ở vùng gò má và hai bên mặt

Có nhiều nguyên nhân hình thành bệnh nám da, nhưng 3 nguyên nhân nổi bật nhất là:

1.1 Nội tiết tố (bao gồm cả thuốc điều hòa nội tiết tố)

Nám da đôi khi được coi là mặt nạ của thai kỳ ( mask of pregnancy) , bởi vì nó được kích hoạt bởi sự gia tăng nội tiết tố ở phụ nữ mang thai.

Sự rối loạn hormone có thể gây nám da, đó là lý do tại sao phụ nữ thường bị nám trong thời kỳ mang thai. Bệnh nám da cũng có thể xuất hiện khi bạn bắt đầu hoặc ngừng các biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố, bao gồm cả thuốc tránh thai.

Nám da xuất hiện trong thời kỳ thai kỳ thường mờ nhạt
   Nám da xuất hiện trong thời kỳ thai kỳ thường mờ nhạt

Hormone có thể đóng một vai trò trong việc phát triển nám da ở một số cá nhân.

Nám da đôi khi được coi là mặt nạ của thai kỳ ( mask of pregnancy). Nguyên nhân chính xác của cơ thể này vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Nhưng nồng độ hormone kích thích melanocyte, estrogen và estrogen thường tăng lên trong quý 3 của thai kỳ và có thể là một lý do.

1.2 Bức xạ tia cực tím (UV)

Bức xạ UV có thể gây ra quá trình peroxy hóa lipid trong màng tế bào, tạo ra các gốc tự do có thể kích thích các tế bào hắc tố sản xuất dư thừa melanin.

Những loại kem chống nắng ngăn chặn bức xạ UV-B (290-320 nm) không chặn được các bước sóng dài hơn của tia UV-A và bức xạ nhìn thấy được (320-700 nm), cũng kích thích tế bào hắc tố sản xuất melanin.

Ánh nắng mặt trời là thủ tác nhân chính gây nên bệnh nám da
         Ánh nắng mặt trời là thủ tác nhân chính gây nên bệnh nám da

 

Có thể nói ánh nắng mặt trời là thủ phạm lớn gây nên tình trạng nám da. Các yếu tố tiền ẩn như thay đổi nội tiết tố có thể không biểu hiện cho đến khi làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nói cách khác, mặt trời có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nám da, cho dù nguyên nhân có là gì đi chăng nữa.

1.3 Nám da do di truyền

Di truyền có thể là một nguyên nhân chính trong sự phát triển của nám da. Khoảng 50% trường hợp nám da cho biết có tiền sử trong gia đình đã gặp tình trạng này. Trong đó, nám da thường gặp ở nữ nhiều hơn nam.

2. Những biểu hiện liên quan tới bệnh nám da

Bất kỳ người nào, thuộc màu da nào đều có thể bị nám da. Tuy nhiên, nám da phổ biến hơn ở những người có loại da sẫm màu, đặt biệt là những người có da nâu sáng. Phụ nữ có thể bị ảnh hưởng bởi nám da nhiều hơn nam giới gấp 9 lần. Nám da có thể biểu hiện ở tất cả các độ tuổi nhưng thường hiếm gặp trước tuổi dậy thì và phổ biến nhất trong độ tuổi sinh sản. Nám da xuất hiện ở 15% – 50% các trường hợp mang thai.

Cần bảo vệ làn da cẩn thận dưới ánh nắng mặt trời
                            Cần bảo vệ làn da cẩn thận dưới ánh nắng mặt trời

Điều kiện quan trọng nhất dẫn đến nám bộc phát trầm trọng là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các bức xạ tia cực tím ảnh hưởng tưới sự sản xuất hormone gây kích thích alpha-melanocyte và corticotropin cũng như interleukin 1 và endothelin 1, góp phần làm tăng sản xuất melanin tại các tế bào hắc sắc tố nội bì.

Tình trạng viêm da do tiếp xúc với tia cực tím trong thời gian dài có thể dẫn đến tăng sinh hắc sắc tố.

Melanin được tăng lên ở lớp thượng bì, lớp trung bì hoặc cả hai dẫn đến 3 loại nám phổ biến là nám thượng bì, nám trung bì và nám hỗn hợp.

Nám da xuất hiện ở những vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như một chứng tăng sắc tố mắc phải, biểu hiện dưới dạng các dải tăng sắc tốc phân bố đối xứng, có thể liên kết với nhau. Tình trạng này thường nặng nề hơn ở những vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều, bao gồm má, môi trên, cằm và trán.

>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!

 

Những bài viết được nhiều người quan tâm

 

 

Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *