fbpx

[Góc giải đáp] Mụn nước ở trẻ em có nguy hiểm không?

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
mụn nước ở trẻ em

Nổi mụn nước ở trẻ em là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau mà cha mẹ nhất định không được chủ quan. Hãy cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị mụn nước ở trẻ em qua bài viết dưới đây.

I. Mụn nước ở trẻ em xuất hiện ở đâu?

Mụn nước là tình trạng da xuất hiện các mụn rộp lớn hoặc bọng nước. Mụn nước li ti ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ em là các nốt nhỏ, nổi lên bề mặt da, bên trong chứa mủ nếu bị bội nhiễm hoặc dịch trong. Mụn nước ở trẻ em có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như:

  • Lòng bàn chân: Việc đi chân trần ở các khu vực nhiễm bẩn khiến bé dễ bị nổi mụn nước. 
  • Mặt: Thường do viêm da cơ địa (chàm sữa). Trẻ sơ sinh có thể bị nổi mụn nước sau sinh và ở các tuần kế tiếp. 
  • Tay, chân: Là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm như tay chân miệng, zona, thuỷ đậu, ghẻ (đặc biệt là ở kẽ chân, kẽ tay). 
  • Miệng, lưỡi: Mụn nước trong miệng dễ lan rộng, ăn sâu vào niêm mạc miệng. Bé sẽ gặp khó khăn khi ăn uống, dễ vỡ mụn đi kèm nhiều triệu chứng như sốt, sụt cân, nổi hạch. 
  • Lưng: Đây là dấu hiệu cảnh báo bé bị rôm sảy, chàm dị ứng, thuỷ đậu…
  • Mông: Mụn nước ở mông xảy ra do mặc tã, bỉm, quần áo quá chật. 
  • Đầu: Dị ứng có thể là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện mụn nước ở vị trí này. 

vị trí mụn nước ở trẻ

II. Dấu hiệu nhận biết mụn nước ở trẻ nhỏ

Mụn nước ở trẻ em và trẻ sơ sinh là bệnh lý ngoài da và mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Dấu hiệu nhận biết mụn nước ở trẻ em là các nốt nhỏ mọc thành cụm hoặc riêng lẻ. Đặc biệt, loại mụn này rất dễ tái phát và lây lan nhanh. 

Bên trong mỗi nốt mụn có chứa chất lỏng trong suốt, màu vàng nhạt, đôi khi có máu hoặc mủ. Vùng da quanh mụn thường rộp đỏ hoặc thâm. Sau vài ngày, mụn nước sẽ vỡ ra, khô dần, tạo thành lớp vảy và bong ra. 

Mụn nước ở trẻ sơ sinh có thể tự biến mất sau 1 – 2 tuần hoặc lâu hơn. Khi bị mụn nước, trẻ sẽ cảm thấy nóng, rát và ngứa ngáy. Điều này dẫn tới tình trạng dễ cáu kỉnh, chán ăn và hay quấy khóc. 

biểu hiện mụn nước ở trẻ

III. Nguyên nhân trẻ em bị nổi mụn nước

Để tìm ra hướng điều trị hiệu quả, cha mẹ cần xác định đúng nguyên nhân gây ra mụn nước ở trẻ. Nhìn chung, mụn nước có thể do một số loại thuốc mẹ sử dụng trong thời gian cho con bú hoặc chính từ các thuốc sử dụng cho bé.

Ngoài ra, mụn nước ở trẻ em còn xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Dịch nôn trớ, nước bọt của bé dính trên da không được vệ sinh sạch. 
  • Chăn mền, quần áo sử dụng bột giặt tẩy mạnh hoặc làm từ vải cứng. 
  • Bé tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng như thuốc, mỹ phẩm, nhựa cây, lông động vật…
  • Trẻ bị bỏng gây rộp da. 
  • Trẻ bị côn trùng cắn. 
  • Bệnh ghẻ, chàm dị ứng, nhiễm vi khuẩn, virus
  • Các bệnh nguy hiểm như thuỷ đậu, sởi, rôm sảy, tay chân miệng… 

mụn nước tay chân miệng

IV. Trẻ em bị nổi mụn nước có nguy hiểm không?

Nếu trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước, cha mẹ cần hết sức lưu ý bởi sức đề kháng của bé rất kém, dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. Điều này có thể gây viêm nhiễm, nguy hiểm hơn sẽ ảnh hưởng tới màng não và nhiều cơ quan khác, biến chứng thành áp xe phổi, viêm màng não, viêm phổi… 

Với các trẻ lớn hơn, việc nổi mụn nước là dấu hiệu của các bệnh lý như rôm sảy, tay chân miệng, chốc lở… Vì vậy, cha mẹ nên lưu ý để có phương pháp điều trị an toàn, phù hợp. 

TƯ VẤN LIỆU TRÌNH TRỊ MỤN CHUẨN Y KHOA CHO TRẺ EM

V. Cách điều trị mụn nước ở trẻ em hiệu quả

Tuỳ vào tình trạng nổi mụn nước ở trẻ, bạn có thể lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp như chăm sóc tại nhà hoặc thăm khám tại các cơ sở y tế. 

1. Lưu ý khi chăm sóc tại nhà

Khi chăm sóc trẻ bị nổi mụn nước tại nhà, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Giữ gìn, vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng cách tắm nước ấm để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. 
  • Lau rửa, tắm nhẹ nhàng, tránh để mụn nước vỡ ra. 
  • Mặc cho bé quần áo rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. 
  • Thoa thuốc lên vết mụn nước theo đúng chỉ định của bác sĩ 
  • Người chăm sóc bé phải vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng. 
  • Thay bỉm thường xuyên cho trẻ. 

thay bỉm thường xuyên

2. Chữa bệnh tại cơ sở y tế

Nếu không có kiến thức chăm sóc bé bị mụn nước, bạn nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Với đội ngũ Thạc sĩ Bác sĩ da liễu tuyến trung ương dày dặn kinh nghiệm và tâm huyết, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia chính là lựa chọn hàng đầu của nhiều cha mẹ. 

Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia áp dụng công nghệ Maitrix Laser, giúp điều trị mụn nước hiệu quả. Phương pháp này sử dụng tia laser đâm xuyên vào các vùng da bị viêm nhiễm, từ đó tăng cường hiệu quả dẫn thuốc, phục hồi hàng rào bảo vệ da. 

Sau các buổi điều trị, tình trạng mụn nước sẽ được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, người bệnh không cảm thấy đau, không chảy máu, không tổn thương, không cần nghỉ dưỡng và không để lại sẹo. 

cơ sở trị mụn nước cho trẻ

Trẻ bị nổi mụn nước rất nguy hiểm. Để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và hướng điều trị mụn nước ở trẻ em phù hợp. Khi có dấu hiệu bất thường, bạn liên hệ theo hotline 032 845 1188 và đưa bé đến Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia để được thăm khám kịp thời. 

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

    • Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
    • Hotline: 18004888 và 032.845.1188
    • Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
    • Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *