Kiêng khem đúng cách sẽ giúp để đẩy lùi tình trạng mụn nhọt trên da. Liên quan đến chế độ ăn uống, nhiều người thắc mắc bị mụn nhọt kiêng ăn gì? Bài viết sau của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc trên và gợi ý những việc nên làm khi bị mụn nhọt.
I. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống khi bị mụn nhọt
Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của mụn nhọt. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp giảm mụn nhọt trên da mà còn đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương. Đặc biệt, bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm, chất chống oxy hóa, Beta- caroten, probiotic… hạn chế vi khuẩn phát triển, làm xẹp mụn, giúp làn da trở nên căng mịn và đều màu hơn.
Tuy nhiên có một số đồ ăn, thức uống lại kích thích cơ thể sản sinh nhiều insulin khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hình thành nên mụn nhọt trên da. Không chỉ vậy sử dụng đồ ăn chứa gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, cafein,… trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mụn nhọt lan rộng, nhiễm trùng, để lại sẹo thâm trên da.
II. Người bị mụn nhọt kiêng ăn gì để cải thiện tình trạng?
Để tránh những biến chứng nguy hiểm trong quá trình điều trị mụn nhọt, mọi người nên thực hiện chế độ ăn kiêng hợp lý. Dưới đây là những thực phẩm không nên sử dụng:
1, Thực phẩm cay nóng
Các loại trái cây có tính nóng như mận, nhãn, vải, xoài, mít, sầu riêng,…, đồ ăn chứa gia vị cay sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Điều này dẫn đến tình trạng tích tụ nhiều độc tố trong lỗ chân lông khiến mụn nhọt trên mặt bị viêm nặng.
2, Đồ ngọt, nhiều đường
Bánh ngọt, kẹo ngọt, nước ngọt có gas,… thường được sản xuất với nhiều đường nên khi đi vào cơ thể sẽ đẩy nhanh quá trình bài tiết insulin hình thành nên nốt nhọt trên da. Vì vậy, nếu tiêu thụ nhiều đồ ngọt sẽ khiến làn da bị mụn nhọt trở nên trầm trọng hơn.
3, Đồ ăn nhiều chất béo
Sử dụng đồ ăn chứa nhiều chất béo động vật sẽ thúc đẩy sản sinh nhiều dầu gây bít tắc lỗ chân lông hình thành nên mụn nhọt. Không chỉ vậy, cung cấp nhiều chất béo cho cơ thể còn tăng nguy cơ bị viêm mụn.
4, Thực phẩm nhiều tinh bột
Cung cấp quá nhiều tinh bột cho cơ thể sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao gây tiết nhiều bã nhờn và nổi mụn nhọt trên da. Vì vậy, nếu làn da đang xuất hiện mụn nhọt, mọi người nên tránh sử dụng các loại thực phẩm nhiều tinh bột như: cơm trắng, bánh mì, yến mạch,…
5, Thức ăn chiên rán, dầu mỡ
Đồ ăn chiên rán hay chứa nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, pizza, gà rán,… sẽ thúc đẩy vi khuẩn gây mụn nhọt phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, những loại thực phẩm này còn khiến gan tích tụ nhiều độc tố dẫn đến tình trạng mụn nhọt và mẩn ngứa gây khó chịu, đau nhức.
6, Chất kích thích
Uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá liên tục trong thời gian dài sẽ làm suy giảm khả năng đào thải độc tố khiến nốt mụn nhọt bị viêm nặng hơn. Ngoài ra, chất kích thích còn gây mất ngủ và làm suy yếu hàng rào bảo vệ của da.
7, Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên hormone progesterone và tiền chất của dihydrotestosterone trong sữa lại có khả năng phá hủy tế bào da, sản sinh nhiều bã nhờn tạo điều kiện thuận lợi cho mụn nhọt xuất hiện trên da. Bên cạnh đó, sữa và các chế phẩm từ sữa như kem, váng sữa, phô mai,… chứa nhiều acid amin khiến gan sản sinh nhiều IGF-1 gây nên mụn nhọt.
III. Nên ăn gì để mụn nhọt nhanh chín?
Kết hợp chế độ ăn kiêng khoa học và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp mụn nhọt nhanh chín. Sau đây là gợi ý về những thực phẩm nên bổ sung trong thời gian này:
- Thực phẩm giàu omega-3 như trứng cá muối, cá cơm, hạt chia, đậu nành,… có tác dụng giảm sưng viêm bảo vệ mụn khỏi các tác nhân gây hại tử bên ngoài môi trường.
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin C, E, B như ổi, cam, cải xoăn, cá hồi,… hỗ trợ quá trình tái tạo da, làm lành các tổn thương do mụn nhọt gây nên.
- Thức ăn giàu kẽm như cua, hàu, hạt bí,… có công dụng ngăn chặn tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, giảm các nốt mụn nhọt hình thành trên da.
- Thực phẩm chứa nhiều probiotics dưa chuột muối, dưa bắp cải, sữa chua,… giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể làm giảm nguy cơ mụn xuất hiện trở lại.
IV. Ngoài chế độ kiêng khem, nổi mụn nhọt nên làm gì?
Không chỉ thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và chăm sóc da đúng cách cùng là những yếu tố hỗ trợ cải thiện nốt mụn nhọt trên cơ thể. Khi bị mụn nhọt, mọi người nên thực hiện những điều sau:
- Dùng nước muối sinh lý hay nước sạch vệ sinh nốt mụn nhọt thường xuyên nhằm làm sạch vi khuẩn, bụi bẩn bám trên da
- Nên sử dụng các loại sản phẩm có thành phần lành tính giúp giảm nguy cơ kích ứng da
- Điều trị sớm giúp hạn chế tình trạng mụn nhọt trở nên trầm trọng hơn
- Ngủ sớm, giữ tinh thần thư giãn nhằm đẩy nhanh quá trình làm tổn thương do mụn nhọt
- Thay và giặt chăn, ga, gối định kỳ tránh để vi khuẩn bám lên da kéo dài thời gian điều trị mụn nhọt
- Nên dùng dụng cụ chuyên dụng được khử trùng để lấy nhân mụn khi đã chín giúp hạn chế tình trạng viêm hay nhiễm trùng da
V. Khi nào cần gặp bác sĩ
Trong trường hợp đã chăm sóc da đúng cách, duy trì chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt khoa học nhưng tình trạng mụn nhọt trên da không cải thiện mà còn xuất hiện những biểu hiện bất thường như vị trí có mụn nhọt sưng đỏ, đau nhức, mọc nhiều, sốt cao,… mọi người nên đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.
Như vậy bài viết trên đã giải đáp chi tiết câu hỏi mụn nhọt kiêng ăn gì. Trong trường hợp, mọi người muốn loại bỏ mụn nhọt dứt điểm bằng công nghệ cao, hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn chi tiết.
TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21&11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.