Hiện tượng mụn cơm mọc ở cổ là bệnh da liễu ngày càng phổ biến và được nhiều người quan tâm. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, mụn cóc còn lây lan khá nhanh khiến người bệnh vô cùng lo lắng. Hãy cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết về tình trạng này và các phương pháp điều trị mụn cóc ở cổ hiệu quả nhất hiện nay nhé!
Nguyên nhân hình thành mụn cơm mọc ở cổ
Các chuyên gia da liễu cho biết: có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh mụn cóc mọc ở cổ, trong đó phải kể đến:
- Do virus Human Papilloma Virus (HPV) gây ra. Những virus này thâm nhập vào cơ thể khi da có vết thương hở tiếp xúc với môi trường sống như bể bơi, phòng tắm công cộng và nhà tập thể, qua đường truyền nhiễm HPV.
- Hệ miễn dịch suy giảm khi làn da bị trầy xước hoặc sau khi có một số biểu hiện bệnh nên sức đề kháng yếu đi là yếu tố hình thành nên mụn cơm.
- Do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua các vết thương hở trên da hoặc qua các đồ dùng trung gian như giầy dép, dụng cụ thể thao…
- Khi thâm nhập vào da, vi rút khiến cho các tế bào ở ngoài của da phát triển rất nhanh. Vi rút này có thể tồn tại khá lâu từ 2 đến 9 tháng.
Biểu hiện mụn cơm mọc ở cổ
Mụn cơm là bệnh dày sừng khu trú bao gồm các tổn thương ở da và niêm mạc do virus HPV gây ra. Các tổn thương có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, gây khó khăn trong sinh hoạt và thẩm mỹ.
Để nhận biết mụn cơm mọc ở cổ, người bị mụn cơm cần dựa vào các đặc điểm sau:
- Mụn xuất hiện dưới dạng các nốt sần nhỏ, mềm, thô ráp có màu da trắng, hồng hoặc nâu.
- Mụn cóc thường không gây đau đớn và phổ biến nhất ở thanh thiếu niên, những người có hệ thống miễn dịch suy yếu (chẳng hạn như cấy ghép nội tạng), trẻ em,…
- Mụn cóc có thể hình thành riêng lẻ hoặc thành từng đám.
- Mặt ngoài hình bán cầu hoặc phẳng, mặt trong bóng. Đường kính mụn từ vài mm đến 1 – 2 cm.
- Mụn cơm có thể tự biến mất nhưng để mụn không lây lan sang các vùng da xung quanh gây khó coi, bạn nên bắt đầu điều trị mụn ngay từ khi phát hiện.
Cách chữa mụn cóc mọc ở cổ hiệu quả
Để điều trị mụn cơm mọc ở cổ, bạn có thể sử dụng thuốc Tây y, tiểu phẫu,… nhưng các phương pháp trên thường tốn kém và không hiệu quả, bạn có thể tham khảo các phương pháp sau.
1. Chữa trị mụn cơm bằng mẹo dân gian
- Tía tô trị mụn cơm: Rửa thật sạch vùng da bị mụn cơm. Sau đó giã nát lá tía tô cùng vài hạt muối trắng rồi đắp lên vùng cổ. Để trong 30 phút rồi rửa sạch lại với nước.
- Dùng húng quế: Giã nhuyễn húng quế với một chút muối và thêm nước. Đắp lên vùng da cổ có mụn cơm trong vòng một tuần. Nó sẽ không tiêu diệt được nguyên nhân gây ra mụn nhưng sẽ làm mụn không mọc lại.
- Trị mụn cóc bằng tỏi: Thái nhỏ tỏi rồi xát lên mụn, hoặc đắp trực tiếp tỏi đã giã nát lên nốt mụn.
Ngoài ra phương pháp điều trị mụn cơm bằng hành tím cũng được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Tuy nhiên, đối với các phương pháp này chỉ có tác dụng với các vết mụn nhỏ.
2. Điều trị mụn cơm bằng công nghệ tiên tiến hiện đại
Những phương pháp trên thường không mang lại hiệu quả cao cho người bệnh. Chính vì vậy, áp dụng công nghệ cao trong điều trị mụn cơm mọc ở cổ để mang lại sự hài lòng cho mọi khách hàng là phương pháp hàng đầu tại phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia.
- Phương pháp được thừa hưởng công nghệ laser hiện đại giúp loại bỏ nhân mụn. Lớp sừng bên trên mụn nhanh chóng được đánh tan. Đồng thời tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh tận gốc.
- Bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại thuốc dưới dạng uống và bôi. Da được cung cấp thêm độ ẩm, làm mềm da, giải độc cơ thể, tiêu diệt vi rút gây bệnh.
- Tia laser chiếu vào vùng mụn cơm, biệt hóa tế bào già cỗi. Tăng sinh tế bào mới, cải thiện tế bào rõ rệt mà không để lại sẹo.
Việc sử dụng phương pháp điều trị mụn cơm hiệu quả tại phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia mang lại niềm vui cho rất nhiều bệnh nhân. Trên đây là thông tin về tình trạng mụn cơm mọc ở cổ. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn. Mọi thắc mắc vui lòng gọi số 1800 4888 để được tư vấn chi tiết hơn.
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.