Dị ứng ánh sáng mặt trời là gì? Cách điều trị và ngăn ngừa

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
Dị ứng ánh sáng mặt trời

Dị ứng ánh sáng mặt trời gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Việc xác định chính xác nguyên nhân giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả. Để biết thêm thông tin về tình trạng này, hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia.

I. Dị ứng ánh sáng mặt trời là như thế nào?

Đây là phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch với tia cực tím, biểu hiện qua nhiều dạng tổn thương trên da khác nhau khi tiếp xúc với ánh nắng. Tình trạng này khá phổ biến gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Các loại dị ứng ánh sáng mặt trời chính bao gồm:

  • Phát ban ánh sáng đa dạng: Người bị phát ban ánh sáng đa dạng thường xuất hiện triệu chứng ngứa đỏ da, nổi bọng nước sau vài giờ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. 
  • Mày đay ánh sáng: Sau khoảng vài phút tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, làn da sẽ bị phù nề, nổi ban đỏ, ngứa ngáy.  
  • Viêm da quang hóa: Vùng mặt, cổ, đầu, cánh tay bị sần ngứa, khó chịu. 
  • Sẩn ngứa do ánh nắng: Là hiện tượng làn da nổi nhiều nốt sần kèm theo cảm giác ngứa ngáy. Các nốt sần do viêm da quang hóa có thể bị phù nề, loét, hình thành nên các vết nứt ở môi, má, cổ hay để lại sẹo. 

sẩn ngứa do ánh nắng

II. Triệu chứng nhận biết bị dị ứng ánh nắng

Phát hiện tình trạng dị ứng sớm sẽ giảm thiểu những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra. Dị ứng ánh nắng mặt trời thường xuất hiện sau một khoảng thời gian nhất định từ khi tiếp xúc với ánh nắng như sau:

  • Xuất hiện các nốt ban đỏ, sẩn ngứa hoặc mụn nước nhỏ li ti trên vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng như mặt, cổ, cánh tay và mu bàn tay
  • Cảm giác ngứa ran, châm chích hoặc bỏng rát ở vùng da bị ảnh hưởng, đôi khi kèm theo sưng nhẹ
  • Da có thể trở nên đỏ ửng, nóng rát và căng tức, đặc biệt rõ rệt ở những vùng da không được che chắn
  • Trường hợp nặng, tiếp xúc tia UV quá lâu còn xuất hiện các mảng phát ban lớn hoặc nốt phồng rộp

III. Nguyên nhân gây dị ứng ánh sáng mặt trời

Khi tiếp xúc với tia UV từ ánh sáng mặt trời, hệ miễn dịch sẽ bị kích thích và sản sinh nhiều histamine gây ra những phản ứng bất thường trên cơ thể. Ngoài tác nhân chính là tia cực tím, còn nhiều yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ dị ứng ánh sáng mặt trời như:  

  • Di truyền: Nếu người thân trong gia đình bị dị ứng với ánh sáng mặt trời thì các thành viên khác cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự. 
  • Thuốc: Sử dụng thuốc chứa hoạt chất như tetracyclin, sulfa, ketoprofen,… dễ gây nên các triệu chứng dị ứng. 
  • Cơ địa: Đối tượng có làn da trắng, mỏng, nhạy cảm dễ xuất hiện tình trạng dị ứng với ánh sáng mặt trời
  • Bệnh lý: Người bị viêm da sẽ có nguy cơ cao bị dị ứng khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. 

da nhạy cảm

IV. Dị ứng ánh sáng mặt trời có nguy hiểm không?

Dị ứng ánh sáng mặt trời thường không đe dọa đến tính mạng nhưng sẽ gây ra các ảnh hưởng nhất định. Các triệu chứng như phát ban, ngứa ngáy, bỏng rát dẫn tới cảm giác khó chịu, hạn chế các hoạt động ngoài trời và gây mất tự tin.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, dị ứng ánh sáng nghiêm trọng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng da do gãi hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Việc chủ động phòng ngừa, tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia da liễu là rất quan trọng để kiểm soát tình trạng này giúp giảm thiểu các triệu chứng và ngăn ngừa những tác động tiêu cực đến cuộc sống.

TÌM HIỂU THÊM: Nên làm gì khi bị dị ứng bụi vải?

V. Chẩn đoán dị ứng ánh sáng mặt trời

Để chẩn đoán chính xác tình trạng dị ứng ánh sáng mặt trời, bác sĩ sẽ tiến hành nhiều phương pháp khác nhau nhằm xác định nguyên nhân và loại phản ứng bao gồm:

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra các tổn thương da, hỏi về tiền sử tiếp xúc với ánh nắng, thời gian xuất hiện triệu chứng và các loại thuốc đang sử dụng.
  • Test ánh sáng (Phototest): Phương pháp xác định ngưỡng phản ứng của da với tia UVA và UVB bằng cách chiếu ánh sáng với cường độ tăng dần lên một vùng da nhỏ không tiếp xúc với nắng.
  • Test áp bì: Thực hiện khi nghi ngờ dị ứng ánh sáng có liên quan đến hóa chất. Các chất nghi ngờ sẽ được dán lên da rồi chiếu ánh sáng để xem xét phản ứng.
  • Xét nghiệm máu: Trong một số trường hợp, xét nghiệm máu có thể được chỉ định để tìm kiếm các dấu hiệu viêm hoặc các bệnh tự miễn có liên quan đến nhạy cảm ánh sáng.
  • Sinh thiết da: Lấy một mẫu mô da nhỏ từ vùng bị ảnh hưởng để phân tích dưới kính hiển vi, từ đó xác định loại phản ứng viêm và loại trừ các bệnh lý da khác.

sinh thiết da

VI. Phương pháp y khoa điều trị dị ứng ánh nắng

Để kiểm soát và điều trị tình trạng này, mọi người nên thực hiện các biện pháp sau: 

1. Sử dụng thuốc

Việc điều trị bằng thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng và giảm phản ứng viêm của da khi bị dị ứng ánh sáng mặt trời. Những loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định gồm:

  • Thuốc kháng histamine: Giúp giảm ngứa và phát ban, đặc biệt hiệu quả với các trường hợp mày đay ánh sáng.
  • Corticosteroid: Dạng kem bôi hoặc thuốc uống được kê đơn để giảm viêm và sưng tấy đối với phản ứng dị ứng trên da nghiêm trọng.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Trong những trường hợp nặng, bác sĩ sẽ xem xét sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch để điều hòa phản ứng của cơ thể.

Việc sử dụng thuốc luôn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, ngoài ra mọi người nên tìm hiểu kỹ về thành phần cũng như các tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.

thuốc bôi kháng histamine

2. Liệu pháp ánh sáng 

Liệu pháp ánh sáng hay quang trị liệu là phương pháp điều trị được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ. Kỹ thuật này sử dụng tia UV được kiểm soát cẩn thận để làn da từ từ làm quen và tăng khả năng chịu đựng đối với ánh nắng mặt trời, từ đó giảm thiểu các phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với ánh nắng trong cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên, sau khi thực hiện liệu pháp ánh sáng có thể xuất hiện các phản ứng phụ như ửng đỏ da, khô da,… Không chỉ vậy, mọi người cần thực hiện phương pháp này trong thời gian dài để đạt được hiệu quả như mong muốn.

VII. Da dị ứng do ánh nắng mặt trời nên khám và điều trị ở đâu?

Trong suốt quá trình 16 năm hình thành và phát triển, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia luôn tự hào là địa chỉ chữa dị ứng uy tín hàng đầu bởi hiện nay được đông đảo khách hàng lựa chọn bởi:

  • Được Sở Y Tế cấp giấy phép hoạt động 
  • Sở hữu đội ngũ bác sĩ da liễu có trình độ chuyên môn cao và tay nghề giỏi 
  • Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ quá trình thực hiện dịch vụ
  • Thăm khám, xét nghiệm, tư vấn và điều trị dị ứng hiệu quả, an toàn theo phác đồ cá nhân hóa
  • Đội ngũ nhân viên tư vấn tận tâm, nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng trong suốt liệu trình điều trị dị ứng

phòng khám 11 hoàng cầu

VIII. Kiểm soát và phòng ngừa dị ứng ánh sáng mặt trờ

Để hạn chế nguy cơ xuất hiện tình trạng dị ứng với ánh sáng mặt trời, mọi người nên thực hiện phòng tránh theo những cách sau:

  • Hạn chế ra ngoài vào thời điểm nắng gắt từ 10 giờ đến 16 giờ trong ngày
  • Bôi kem chống nắng có chỉ số SPF cao giúp bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV
  • Mặc quần áo dài tay, đội mũ rộng vành, đeo kính râm giúp hạn chế tia UV xâm nhập vào da
  • Tránh sử dụng các sản phẩm làm tăng nguy cơ bắt nắng
  • Giữ cơ thể luôn sạch sẽ giúp bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây dị ứng
  • Thoa kem dưỡng đều đặn nhằm duy trì làn da khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ dị ứng
  • Bổ sung đủ nước, thực phẩm giàu vitamin A, C giúp tăng cường khả năng chống lại tia UV
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá, thức khuya, căng thẳng,… khiến làn da bị suy yếu dễ bị kích ứng da

Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng dị ứng ánh sáng mặt trời. Nếu đang gặp phải tình trạng này, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn cụ thể.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *