5 lưu ý chữa dị ứng thức ăn và kiểm soát bệnh hiệu quả

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
chữa dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, việc tìm kiếm cách chữa dị ứng thức ăn hiệu quả là mối quan tâm của nhiều người. Trong bài viết sau, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ tổng hợp các phương pháp làm dịu nhanh chóng phản ứng và hỗ trợ cơ thể phục hồi, đảm bảo sức khỏe toàn diện cho người gặp phải tình trạng này.

I. Dị ứng thức ăn có tự khỏi không?

Trên thực tế, hầu hết các trường hợp bị dị ứng thức ăn đều có thể tự khỏi sau khoảng 2 – 3 ngày tùy thuộc vào mức độ dị ứng, thực phẩm gây dị ứng, cơ địa và chế độ chăm sóc của mỗi người. Tuy nhiên, nếu dị ứng kéo dài dai dẳng kèm theo biểu hiện như khó thở, mề đay toàn thân, tiêu chảy thì mọi người không nên chờ tự hết mà cần can thiệp y tế sớm. 

Đặc biệt, nếu xuất hiện các triệu chứng nặng như tụt huyết áp nhanh, tắc mạch, nôn ói liên tục hoặc sốc phản vệ đặc biệt nguy hiểm thì mọi người cần nhanh chóng gặp bác sĩ để được kiểm soát và điều trị đúng cách.

tình trạng dị ứng thực phẩm

II. Phương pháp quản lý và chữa dị ứng thức ăn lâu dài tại nhà

Dưới đây là tổng hợp các chữa dị ứng thức ăn mà mọi người nên áp dụng ngay khi xuất hiện dấu hiệu khác lạ trên da từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng: 

1. Thay đổi thói quen ăn uống

Việc kiểm soát chế độ ăn uống hàng ngày là yếu tố quan trọng hàng đầu cần được thực hiện trong quá trình chữa dị ứng thức ăn tại nhà: 

  • Tránh xa thực phẩm gây dị ứng: Đây là việc làm quan trọng nhất mà mọi người cần thực hiện ngay khi đã xác định rõ loại thực phẩm gây dị ứng để loại bỏ hoàn toàn khỏi thực đơn.
  • Uống nhiều nước: Bổ sung nước cho cơ thể giúp quá trình đào thải độc tố diễn ra nhanh chóng, đồng thời làm dịu triệu chứng trên da và hỗ trợ hồi phục.
  • Bổ sung thực phẩm tốt cho da: Tăng cường tiêu thụ các loại rau xanh, trái cây chứa vitamin C, omega 3 để tăng cường miễn dịch cơ thể và đề kháng da trở nên khỏe mạnh.
  • Chọn cách chế biến phù hợp: Ưu tiên chế biến thực phẩm chín kỹ bằng cách hấp, luộc thay vì chiên rán nhiều dầu mỡ làm tăng phản ứng kích ứng trên da.
  • Hạn chế một số thực phẩm: Kiêng các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng chéo như trứng, hải sản, sữa bò,… và đồ ăn cay nóng, các đồ đóng hộp, chế biến sẵn hoặc thức uống chứa cồn, caffeine làm bùng phát viêm nhiễm.

tránh thực phẩm dị ứng

2. Áp dụng mẹo dân gian

Bên cạnh chế độ ăn uống, mọi người có thể lựa chọn các nguyên liệu dân gian để làm giảm tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy tại nhà khi dị ứng với các nguyên liệu sau đây: 

  • Lô hội: Chứa aloin, emodin, vitamin nhóm A, C, E, kẽm cùng enzyme tự nhiên có tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ và tăng cường độ ẩm cho da. Mọi người có thể dùng gel lô hội thoa ngoài da, làm dịu ngứa rát do dị ứng.
  • Mùi tàu: Với chất chống oxy hóa flavonoid và vitamin C, nước lá mùi tàu có khả năng làm mát, giải nhiệt, hỗ trợ thuyên giảm mẩn đỏ, cải thiện hệ tiêu hóa khi bị dị ứng thức ăn.
  • Rau má: Chứa triterpenoid, saponin, vitamin C giúp thúc đẩy sản sinh collagen, làm dịu tổn thương trên da. Rau má được sử dụng để làm nước ép, đắp mặt nạ hoặc nấu nước để vệ sinh vùng da bị dị ứng.

3. Chăm sóc phục hồi da dị ứng

Việc phục hồi làn da bị dị ứng đòi hỏi quy trình chăm sóc chuyên biệt nhằm làm dịu tổn thương và tái tạo hàng rào bảo vệ da. Do đó, mọi người thực hiện chế độ chăm sóc khoa học như sau:

  • Vệ sinh da nhẹ nhàng mỗi ngày bằng nước mát, nước muối sinh lý và dung dịch sát khuẩn, hạn chế dùng dung dịch chứa xà phòng hoặc hương liệu mạnh làm da bị kích ứng nghiêm trọng hơn
  • Giữ da luôn khô thoáng, luôn thấm khô tổn thương bằng khăn vải mềm, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong môi trường ẩm ướt 
  • Tránh tác động lực mạnh lên da, nhất là tại các vị trí tổn thương như gãi, cào xước làm tăng nguy cơ nhiễm trùng 
  • Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm chứa ceramide, madecassoside, panthenol để hồi phục hàng rào bảo vệ da và tái tạo tế bào mới ổn định
  • Che chắn và bảo vệ da kỹ càng mỗi khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với khói bụi, ánh nắng, hóa chất làm tình trạng dị ứng càng trở nên nghiêm trọng

che chắn cẩn thận

4. Lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày

Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn ngừa tái phát dị ứng thức ăn, bao gồm các việc làm sau: 

  • Ngủ ngủ giấc, tránh thức khuya để tăng cường đề kháng da ổn định và nhanh chóng lành thương trên da
  • Hạn chế ăn ngoài hàng tránh thực phẩm không được kiểm soát nguồn gốc, thành phần
  • Tăng cường tập thể dục nhẹ nhàng, thúc đẩy tuần hoàn máu để nuôi dưỡng da
  • Phòng ngừa lây nhiễm chéo từ các loại hạt khô, động vật có vỏ với các loại thực phẩm khác khi chế biến
  • Hạn chế căng thẳng, stress kéo dài dễ làm trầm trọng thêm phản ứng dị ứng
  • Kiểm tra kỹ thành phần thực phẩm trước khi ăn, nhất là các loại thực phẩm đóng gói, đồ ăn chế biến sẵn để đảm bảo không chứa chất gây dị ứng
  • Không mặc quần áo bó sát gây kích ứng da và làm triệu chứng dị ứng nặng nề hơn
  • Luôn mang theo thuốc dị ứng theo chỉ định của bác sĩ nếu có tiền sử dị ứng nặng

5. Sử dụng thuốc theo chỉ định

Với mức độ phản ứng của hệ miễn dịch nặng nề hơn, mọi người cần thăm khám với bác sĩ để được kê đơn thuốc sử dụng tại nhà phù hợp:

  • Thuốc kháng histamin: Phù hợp với mức độ mẩn ngứa lâu ngày nhưng không viêm loét, dùng để bôi ngoài da với các loại thuốc như loratadin, Fexofenadin, Cetirizin.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Một số loại thuốc như beclomethasone, fluticason, mometason, budesonide,… có khả năng giảm sưng tấy, phù nề và kháng viêm nhiễm, đồng thời giảm co thắt.
  • Thuốc giãn phế quản: Gồm salmeterol, salbutamol dạng hít có hiệu quả giảm cơn co thắt tại phế quản, cải thiện hệ hô hấp.
  • Thuốc tiêm Epinephrine: Đây là thuốc chỉ định sử dụng với trường hợp sốc phản vệ cần được cấp cứu.

thuốc chống sốc phản vệ

III. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu dị ứng thức ăn có diễn biến nghiêm trọng hơn sau khi đã chăm sóc tại nhà thì mọi người cần thăm khám với bác sĩ để thực hiện can thiệp các biện pháp y tế, đặc biệt với các trường hợp có dấu hiệu sau:

  • Mẩn đỏ lan rộng, dị ứng da ngứa toàn thân
  • Các vùng mắt, môi, miệng sưng tấy 
  • Nghẹn thở, khò khè, tim đập nhanh và chóng mặt 
  • Bụng đau quặn thắt, tiêu chảy và nôn mửa liên tục 

Đồng thời cần cấp cứu khẩn cấp nếu có dấu hiệu sốc phản vệ: 

  • Thở gấp, tụt huyết áp và ngất lịm người 
  • Mất ý thức, da nhợt nhạt và không có phản ứng khi gọi

Ngoài ra, trường hợp đặc biệt cần được bác sĩ theo dõi ngay khi ở mức độ dị ứng nhẹ gồm trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi và những người mắc bệnh nền mãn tính như hen suyễn, tim mạch, tiểu đường.

IV. Địa chỉ điều trị da bị dị ứng thức ăn an toàn, hiệu quả

Tự hào là địa chỉ thăm khám và điều trị dị ứng hiệu quả, an toàn, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn trong suốt 16 năm qua nhờ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Được Sở Y Tế cấp phép hoạt động
  • Sở hữu đội ngũ bác sĩ da liễu có trình độ chuyên môn cao và tay nghề giỏi
  • Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ quá trình thực hiện dịch vụ
  • Thăm khám, xét nghiệm, tư vấn và điều trị dị ứng hiệu quả, an toàn theo phác đồ cá nhân hóa
  • Đội ngũ nhân viên tư vấn tận tâm, nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng trong suốt liệu trình điều trị dị ứng

phòng khám 11 hoàng cầu

V. Biện pháp phòng ngừa dị ứng thức ăn tái phát

Tình trạng dị ứng không chỉ gây cảm giác khó chịu do bùng phát tổn thương trên da mà còn có nguy cơ tái phát nhiều lần nếu không được kiểm soát khoa học. Do đó, mọi người nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây để bảo vệ sức khỏe lâu dài:

  • Luôn ghi nhớ và tránh các loại thực phẩm đã từng gây phản ứng kích ứng 
  • Chia sẻ với người xung quanh về tình trạng dị ứng cá nhân để tránh sơ suất trong các bữa ăn chung và hỗ trợ loại bỏ 
  • Tuyệt đối không sử dụng chung dụng cụ ăn uống để tránh nguy cơ tiếp xúc chéo với dị nguyên 
  • Hỏi kỹ thành phần món ăn và thông báo với người chế biến khi đi ăn ngoài 
  • Kiểm tra các thành phần dinh dưỡng trên bao bì của các sản phẩm chế biến sẵn 
  • Theo dõi thực phẩm đã tiêu thụ và bất kỳ phản ứng nào trên cơ thể để dễ dàng phát hiện nguyên nhân dị ứng lần sau 
  • Củng cố hệ miễn dịch cho cơ thể bằng chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và hạn chế stress, căng thẳng mệt mỏi để cơ thể ổn định, giảm nguy cơ dị ứng 
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ và thăm khám với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trên cơ thể 

Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết các phương pháp chữa dị ứng thức ăn và biện pháp phòng ngừa tái phát ngay tại nhà. Để điều trị dị ứng da hiệu quả và hạn chế biến chứng, mọi người liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn từ đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *