Chăm sóc đúng cách đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị dị ứng. Liên quan đến vấn đề này, nhiều người thắc mắc bị dị ứng có nên tắm không? Trong bài viết sau, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi trên và hướng dẫn vệ sinh cơ thể đúng cách cho người bị dị ứng.
I. Bị dị ứng có nên tắm không?
Người bị dị ứng vẫn nên tắm rửa để giữ gìn vệ sinh cơ thể giúp loại bỏ các tác nhân gây dị ứng bám trên da. Mọi người nên duy trì tắm rửa với tần suất từ 1 – 2 lần/ngày tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm của môi trường và tình trạng da. Việc tắm đúng cách khi bị dị ứng sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
- Loại bỏ bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi và các dị nguyên khác bám trên da
- Làm dịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do phản ứng dị ứng gây ra
- Hỗ trợ quá trình hồi phục của da bị tổn thương do gãi hoặc phát ban
- Mang lại cảm giác sạch sẽ, thoải mái, cải thiện tâm trạng
II. Trường hợp không nên tắm khi bị dị ứng
Mọi người không nên tắm khi tình trạng dị ứng quá nghiêm trọng, da bị tổn thương nặng, có vết loét hở hoặc khi đang sốt cao, mệt mỏi. Tắm sai cách trong những trường hợp này rất dễ làm tình trạng da tồi tệ hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây khó chịu cho người bệnh.
Các lỗi thường gặp khi tắm bao gồm sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh, chà xát mạnh vùng da bị tổn thương, dùng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh hoặc hương liệu,… Những điều này sẽ làm mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên khiến da khô hơn, kích ứng và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm.
CÙNG KHÁM PHÁ: Dị ứng da mặt có nên rửa nước muối?
III. Hướng dẫn tắm rửa đúng cách cho người dị ứng da
Tắm rửa cho người bị dị ứng đúng cách sẽ giảm thiểu nguy cơ xảy ra những phản ứng bất thường. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách tắm khi bị dị ứng mà mọi người nên tham khảo:
1. Chuẩn bị trước khi tắm
- Kiểm tra nhiệt độ nước: Nên tắm bằng nước ấm khoảng 27 – 30 độ. Nước quá nóng sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, trong khi nước quá lạnh dễ làm co mạch máu khiến da khô và ngứa nhiều hơn.
- Chọn sản phẩm làm sạch: Ưu tiên các loại sữa tắm hoặc xà phòng dịu nhẹ không chứa xà phòng, hương liệu, chất tạo màu hay hóa chất tẩy rửa mạnh. Sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm hoặc da bị dị ứng là lựa chọn tốt nhất.
- Pha nước tắm thảo dược: Dùng nước tắm từ các loại lá có tính kháng khuẩn cao như lá kinh giới, sài đất, lá chè,… giúp giảm triệu chứng dị ứng trên da.
2. Trong lúc tắm rửa
- Tắm nhanh: Thời gian tắm nên được rút ngắn khoảng 5 – 10 phút là đủ để làm sạch cơ thể mà không làm da bị khô quá mức. Tắm quá lâu khiến da mất đi độ ẩm cần thiết.
- Không chà xát: Hãy dùng tay hoặc bông tắm mềm nhẹ nhàng xoa đều xà phòng lên da. Tránh cọ xát vào các vùng da đang bị tổn thương hoặc phát ban để không làm tình trạng nặng thêm.
3. Sau khi tắm xong
- Lau khô da: Dùng khăn mềm sạch thấm nhẹ nước trên bề mặt da. Tuy nhiên, cần tránh lau mạnh hoặc chà xát khiến tình trạng kích ứng trở nên trầm trọng.
- Dưỡng ẩm: Thoa kem dưỡng giúp làm dịu các triệu chứng do dị ứng gây nên. Đồng thời, sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm cũng kích thích tái tạo và phục hồi da.
- Mặc quần áo thoải mái: Ưu tiên quần áo rộng rãi làm từ chất liệu cotton mềm mại, thoáng mát. Tránh mặc đồ bó sát hoặc vải tổng hợp gây cọ xát và kích ứng da.
IV. Những lưu ý khác cho người bị dị ứng da
Ngoài việc tắm rửa đúng cách, chăm sóc toàn diện đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị dị ứng da. Sau đây là những điều mọi người cần ghi nhớ:
- Chăm sóc da đúng cách: Luôn giữ vùng da bị dị ứng sạch sẽ để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm. Sử dụng túi chườm lạnh giúp làm dịu tình trạng sưng tấy và giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
- Tránh tiếp xúc dị nguyên: Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng phổ biến như phấn hoa, bụi bẩn, lông thú cưng hay hóa chất bằng cách vệ sinh môi trường sống, che chắn kỹ khi ra ngoài, đeo găng tay, khẩu trang,…
- Lối sống lành mạnh: Tập luyện thể dục đều đặn, ngủ sớm và giữ tinh thần thoải mái là yếu tố cần thiết để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp giảm mức độ phản ứng dị ứng.
- Thay đổi thói quen ăn uống: Uống nhiều nước nhằm đẩy nhanh quá trình thải độc, hạn chế tình trạng dị ứng tiến triển nặng. Bên cạnh đó, hãy bổ sung vitamin A, C vào thực đơn hàng ngày nhằm duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra, không nên uống rượu bia, hút thuốc lá,… khiến các tổn thương lâu phục hồi.
- Dùng thuốc theo chỉ định: Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời điểm sử dụng thuốc, tránh tự ý thay đổi để đảm bảo hiệu quả điều trị. Đặc biệt, mọi người cần theo dõi chặt chẽ các phản ứng của cơ thể khi dùng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ nếu phát hiện dấu hiệu bất thường để có giải pháp xử lý kịp thời.
V. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Khi gặp phải các phản ứng dị ứng trên da, việc nhận biết thời điểm cần thăm khám bác sĩ là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe và có hướng xử lý kịp thời, đặc biệt trong các trường hợp sau:
- Triệu chứng dị ứng không thuyên giảm hoặc nặng hơn dù đã chăm sóc tại nhà
- Xuất hiện dấu hiệu nghiêm trọng như khó thở, sưng phù mặt/họng, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy…
- Vùng da dị ứng có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ nhiều, có mủ, nóng rát hoặc đau dữ dội…
- Dị ứng tái phát thường xuyên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày
- Cần xác định chính xác nguyên nhân dị ứng và phác đồ điều trị phù hợp từ chuyên gia
Bài viết trên đã giải đáp chi tiết thắc mắc bị dị ứng có nên tắm không. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn cụ thể.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Cơ sở 1: Số 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh
- Cơ sở 3: Số 24 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội