Dị ứng phấn hoa: Triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
dị ứng phấn hoa

Dị ứng phấn hoa thường bùng phát mạnh vào những thời điểm nhất định trong năm gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Bài viết sau của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng này để chủ động phòng ngừa và kiểm soát triệu chứng bệnh hiệu quả.

I. Tổng quan về tình trạng dị ứng phấn hoa

Để hiểu rõ hơn về hiện tượng dị ứng phấn hoa, mọi người hãy tham khảo những thông tin tổng quan ngay dưới đây:

1. Dị ứng phấn hoa là như thế nào?

Đây là phản ứng quá mẫn của hệ thống miễn dịch đối với các hạt phấn siêu nhỏ từ cây cối, cỏ dại và hoa. Khi hít phải hoặc tiếp xúc trực tiếp, cơ thể sẽ nhận diện phấn hoa là mối đe dọa và giải phóng các hóa chất gây viêm, từ đó tạo ra các triệu chứng dị ứng đặc trưng.

2. Nguyên nhân gây dị ứng phấn hoa nổi mề đay

Khi phấn hoa xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch phản ứng bằng cách sản xuất kháng thể IgE, giải phóng histamine và các chất hóa học từ tế bào mast. Điều này làm giãn mao mạch dẫn đến phản ứng viêm và các triệu chứng dị ứng da như nổi mề đay, ngứa. Những loại phấn hoa phổ biến gây dị ứng có thể kể đến như:

  • Phấn hoa từ cây gỗ như sồi, bạch dương, cây phong…
  • Phấn hoa từ cỏ như cỏ dại, cỏ đuôi mèo, cỏ ba lá…
  • Phấn hoa từ cây bụi như cây ngải cứu, cây ambrosia…

Ngoài phấn hoa, một số yếu tố khác cũng làm tăng khả năng mắc phải dị ứng phấn hoa như tiền sử gia đình, môi trường ô nhiễm, tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá, sống trong khu vực có nồng độ phấn hoa cao,…

phấn hoa

3. Ai dễ mắc dị ứng phấn hoa nổi mề đay?

Tình trạng dị ứng do phấn hoa không xuất hiện ở mọi đối tượng. Dưới đây là những trường hợp dễ gặp phải tình trạng này:

  • Đối tượng có tiền sử bị dị ứng hoặc người thân trong gia đình mắc dị ứng
  • Người có hệ miễn dịch kém, làn da nhạy cảm, mắc các bệnh lý da liễu
  • Tiếp xúc với môi trường có nhiều phấn hoa, đặc biệt là vào mùa xuân

4. Cách phân biệt dị ứng phấn hoa với cảm cúm thông thường

Hiện tượng dị ứng phấn hoa và cảm cúm khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Để phân biệt hai tình trạng này, mọi người có thể tham khảo bảng so sánh sau:

Dị ứngCảm cúm
Nguyên nhânPhấn hoa xâm nhập cơ thể dẫn đến tình trạng dị ứngVirus Influenza tấn công cơ thể gây nên tình trạng cảm cúm
Triệu chứng phổ biếnSổ mũi, nghẹt mũi, ho, ngứa cổ họng, làn da bị sưng tấy, nổi mề đay,…Cơ thể xuất hiện tình trạng hắt hơi, sổ mũi, đau họng, sốt, đau cơ bắp, đau đầu, nghẹt mũi, viêm họng,…
Thời gian kéo dàiKéo dài dai dẳng nếu không loại bỏ phấn hoaBệnh thường khỏi sau khoảng 1 tuần

II. Triệu chứng dị ứng phấn hoa thường gặp

Những dấu hiệu nhận biết khi cơ thể bị dị ứng với phấn hoa gồm:

  • Biểu hiện ngoài da: Làn da thường bị sưng tấy, phát ban, nổi mề đay
  • Triệu chứng hô hấp: Xuất hiện tình trạng ngứa cổ họng, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở 
  • Triệu chứng ở mắt: Vùng mắt bị ngứa ngáy, chảy nước mắt, sưng mí mắt, nhìn mờ, da dưới mắt chuyển xanh
  • Các dấu hiệu khác: Phản ứng hen, phù nề vùng mặt, giảm vị giác, khả năng cảm nhận được mùi hương

dị ứng với phấn hoa

III. Dị ứng phấn hoa có lây không?

Dị ứng do phấn hoa không có khả năng lây nhiễm từ người nên sang người khác. Tuy nhiên, các triệu chứng dị ứng lại khiến nhiều người bị mất ngủ, stress, giảm tập trung trong công việc và học tập. Đồng thời, dị ứng còn khiến làn da trở nên sần sùi gây mất thẩm mỹ về ngoại hình. 

IV. Dị ứng phấn hoa có nguy hiểm không? 

Phần lớn trường hợp bị dị ứng với phấn hoa thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tình trạng trở nặng hơn làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tốt nhất mọi người nên đến gặp bác sĩ nếu cảm thấy khó thở, đau ngực, da tím tái, vùng mặt, môi lưỡi, cổ họng bị sưng, rối loạn mạch để được thăm khám và điều trị kịp thời.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Bị dị ứng có nên tắm không?

V. Phương pháp chẩn đoán dị ứng với phấn hoa

Thông thường, bác sĩ sẽ phát hiện và chẩn đoán thông qua các biện pháp sau:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử của bệnh nhân, gia đình, quan sát các triệu chứng và đưa ra kết luận về hiện tượng dị ứng. 
  • Xét nghiệm da: Đưa một lượng phấn hoa vào da bằng đầu kim nhỏ nhằm phát hiện triệu chứng dị ứng trên da. 
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra kháng thể IgE trong máu, chẩn đoán tình trạng dị ứng do phấn hoa

làm xét nghiệm máu

VI. Cách trị dị ứng phấn hoa hiệu quả

Cùng điểm qua những phương pháp chữa dị ứng phấn hoa được sử dụng phổ biến ngay dưới đây:

1. Kiểm soát dị ứng tại nhà

Phù hợp với tình trạng dị ứng nhẹ với các việc cần làm sau: 

  • Chăm sóc đúng cách: Dùng nước mát vệ sinh vùng mắt và mặt giúp rửa trôi các hạt phấn hoa, giảm hiện tượng dị ứng. Không chỉ vậy, mọi người nên dùng khăn thấm nước lạnh đắp lên da, làm dịu triệu chứng sưng tấy và ngứa ngáy. Đồng thời, tránh tiếp xúc với môi trường có nhiều phấn hoa, đeo khẩu trang nhằm cải thiện tình trạng dị ứng. 
  • Sử dụng sản phẩm không kê đơn: Thuốc thông mũi, thuốc kháng histamin,… có công dụng giảm tình trạng sản sinh histamine, giảm sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi. Khi sử dụng các sản phẩm này, mọi người cần tìm hiểu kỹ về thành phần, liều lượng, tác dụng phụ. Ngoài ra, nên ngưng dùng thuốc nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường. 

dùng thuốc xịt thông mũi

2. Phương pháp điều trị chuyên sâu

Với tình trạng dị ứng phấn hoa nặng, việc kiểm soát tại nhà sẽ không mang lại hiệu quả. Thay vào đó, mọi người nên tham khảo những phương pháp chữa trị chuyên sâu như:

  • Dùng thuốc chữa dị ứng phấn hoa: Thuốc chống viêm, thuốc xịt chống dị ứng, thuốc corticoid,… giúp ức chế sự tăng sinh histamin, cải thiệu các triệu chứng do dị ứng phấn hoa gây nên. Tuy nhiên, mọi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Đồng thời, cần theo dõi kỹ cơ thể và đến gặp bác sĩ nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường. 
  • Liệu pháp miễn dịch: Là hình thức tiêm dung dịch được chiết xuất từ dị nguyên với liều cao vào da, hạch lympho, đặt viên ngậm dưới lưỡi nhằm giảm thiểu nguy cơ dị ứng tiến triển nặng. Bên cạnh đó, phương pháp này không phù hợp với người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, hen suyễn nặng. 

VII. Khám và điều trị dị ứng da do phấn hoa ở đâu?

Trong suốt quá trình 16 năm hình thành và phát triển, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia luôn tự hào là địa chỉ chữa dị ứng uy tín được đông đảo khách hàng tín nhiệm lựa chọn bởi:

  • Được Sở Y Tế cấp phép hoạt động
  • Sở hữu đội ngũ bác sĩ da liễu có trình độ chuyên môn cao và tay nghề giỏi 
  • Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ quá trình thực hiện dịch vụ
  • Thăm khám, xét nghiệm dị ứng và tư vấn điều trị theo phác đồ cá nhân hóa
  • Đội ngũ nhân viên chăm sóc chuyên nghiệp sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề trong suốt liệu trình

phòng khám 11 hoàng cầu

VIII. Lưu ý phòng ngừa dị ứng phấn hoa

Phòng tránh sớm giúp giảm thiểu nguy cơ mắc dị ứng phấn hoa. Mọi người thực hiện ngăn ngừa theo hướng dẫn sau:

1. Hạn chế tiếp xúc với phấn hoa

Để kiểm soát dị ứng, điều quan trọng là giảm thiểu việc tiếp xúc với phấn hoa. Bởi vậy, mọi người nên đóng kín cửa sổ vào mùa phấn hoa cao điểm, đặc biệt là vào buổi sáng sớm và chiều tối. Khi ra ngoài, hãy đeo khẩu trang và kính râm để tạo lớp chắn vật lý, đồng thời hạn chế các hoạt động ngoài trời vào những ngày nồng độ phấn hoa cao.

2. Vệ sinh cá nhân và không gian sống

Vệ sinh sạch sẽ là một trong những biện pháp quan trọng giúp kiểm soát tình trạng dị ứng với phấn hoa. Khi này, mọi người cần chú ý những điều sau:

  • Vệ sinh cơ thể và thay quần áo thường xuyên nhằm hạn chế nguy cơ phấn hoa bám trên da gây dị ứng 
  • Giặt chăn, ga, màn, quần áo để loại bỏ bụi bẩn và phấn hoa, giảm tình trạng xuất hiện dị ứng
  • Tránh phơi quần áo ngoài trời vào mùa phấn hoa
  • Không nên trồng các loại hoa dễ gây kích ứng
  • Sử dụng máy lọc không khí giúp ngăn ngừa tình trạng hít phải phấn hoa
  • Vệ sinh nhà cửa định kỳ, sử dụng máy hút bụi và lau nhà sạch sẽ

dọn dẹp nhà cửa

3. Bảo vệ bản thân khi ra ngoài

Khi phải ra ngoài, mọi người nên đeo kính râm, khẩu trang chuyên dụng để ngăn phấn hoa tiếp xúc trực tiếp với mắt và đường hô hấp. Bên cạnh đó, hãy hạn chế đi đến địa điểm có nhiều hoa nhằm giảm thiểu tối đa lượng phấn hít phải.

4. Chế độ ăn uống tăng cường sức đề kháng

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các phản ứng dị ứng:

  • Bổ sung nhiều trái cây và rau xanh giàu vitamin C và chất chống oxy hóa
  • Ưu tiên thực phẩm chứa Omega-3 như cá hồi, hạt chia để giảm viêm
  • Hạn chế các loại thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc làm tăng phản ứng viêm của cơ thể
  • Uống đủ nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể và duy trì độ ẩm cho đường hô hấp

Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị dị ứng phấn hoa. Nếu đang gặp phải tình trạng trên, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn cụ thể.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *