Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ không? Hướng dẫn đắp mặt nạ đúng cách

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ không

Đắp mặt nạ cho da mang đến nhiều công dụng trong việc làm đẹp, tuy nhiên nhiều người thắc mắc nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ không? Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm lời giải đáp qua bài viết sau.

I. Tác dụng của việc đắp mặt nạ đối với làn da

Đắp mặt nạ là lựa chọn của nhiều người trong quy trình chăm sóc làn da. Với đa dạng các loại mặt nạ và thành phần, việc đắp mặt nạ mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho làn da như:

  • Cung cấp độ ẩm cho da: Mặt nạ giúp cung cấp độ ẩm tức thì cho da, làm da mềm mịn và duy trì độ đàn hồi tốt.
  • Giảm viêm và làm dịu da: Sử dụng mặt nạ có tác dụng làm dịu làn da bị kích ứng do yếu tố viêm hoặc môi trường.
  • Thải độc: Các thành phần trong mặt nạ giúp làm sạch sâu, loại bỏ bụi bẩn và tạp chất trong lỗ chân lông.
  • Nâng tông da: Các dưỡng chất trong mặt nạ như vitamin C, E giúp làm sáng da, cải thiện màu da đồng đều hơn.
  • Chống lão hoá: Một số loại mặt nạ có chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da khỏi tác hại từ gốc tự do, giảm nếp nhăn và giữ cho da luôn khoẻ mạnh.

đắp mặt nạ giấy

II. Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ không?

Khi mới nặn mụn xong mọi người không nên đắp mặt nạ ngay bởi lúc này lỗ chân lông vẫn còn giãn nở to và da cần thời gian để phục hồi. Việc đắp mặt nạ ngay lập tức khiến da bị kích ứng, gây viêm nhiễm hoặc làm tổn thương vùng da đã bị tổn thương do nặn mụn.

Thời điểm thích hợp để đắp mặt nạ là khoảng 24 – 48 giờ sau nặn mụn, vì lúc này lỗ chân lông đã dần đóng lại và bắt đầu quá trình phục hồi. Tuy nhiên, mọi người cần chú ý chọn mặt nạ có thành phần dịu nhẹ, phù hợp với da đang bị nhạy cảm.

CÙNG TÌM HIỂU: Có nên peel da sau khi nặn mụn không?

III. Các loại mặt nạ nên đắp sau khi nặn mụn

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại mặt nạ phù hợp với làn da mụn mà mọi người có thể lựa chọn sử dụng sau khi nặn mụn, trong đó phổ biến là: 

  • Mặt nạ từ nha đam: Với các thành phần dưỡng chất như vitamin B, axit folic, axit cinnamic có tác dụng loại bỏ tối đa tế bào chết, kích thích tái tạo tế bào da mới, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng. Ngoài ra, mặt nạ này còn giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giảm tình trạng sưng tấy và làm dịu làn da.
  • Mặt nạ sữa tươi và yến mạch: Trong sữa tươi chứa acid lactic có khả năng loại bỏ tế bào da chết, làm sạch lỗ chân lông. Kết hợp cùng các dưỡng chất vitamin B, E giúp nuôi dưỡng làn da rạng rỡ, xoá thâm hiệu quả.
  • Mặt nạ giấy: Có khả năng cấp ẩm nhanh chóng, dễ dàng sử dụng giúp da thư giãn, làm dịu và giảm viêm sau khi nặn mụn.
  • Mặt nạ trà xanh: Các thành phần như epigallocatechin gallate (EGCG), chất chống oxy hóa… có công dụng giúp làm dịu làn da, ngăn ngừa tái phát mụn hiệu quả
  • Mặt nạ đất sét: Nhờ hàm lượng lớn magie, silic, nước… trong mặt nạ đất sét nên việc sử dụng sản phẩm này sau nặn mụn sẽ giúp làm sạch da, loại bỏ dầu thừa, thu nhỏ lỗ chân lông và phục hồi tình trạng da hiệu quả.

đắp mặt nạ đất sét

IV. Hướng dẫn đắp mặt nạ đúng cách sau nặn mụn 

Để đắp mặt nạ đúng cách và kiểm soát tốt những ảnh hưởng tiêu cực đến làn da sau nặn mụn, mọi người có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây.

  • Rửa sạch mặt, lựa chọn các sản phẩm sữa rửa mặt phù hợp với tính chất của da giúp làm sạch nhẹ nhàng.
  • Chọn mặt nạ phù hợp, tránh nguy cơ bị kích ứng làm kéo dài thời gian hồi phục của da sau nặn mụn.
  • Đắp mặt nạ lên khắp vùng mặt, tránh vị trí nhạy cảm như mắt, miệng.
  • Đợi khoảng 15 – 20 phút thì rửa lại mặt với nước lạnh.
  • Cuối cùng vệ sinh lại bằng nước ấm để làm sạch hoàn toàn các dưỡng chất.

V. Lưu ý đắp mặt nạ sau khi mới nặn mụn

Làn da sau khi nặn mụn rất nhạy cảm nên khi đắp mặt nạ mọi người cần lưu ý những vấn đề sau đây nhằm phát huy tối đa tác dụng cũng như bảo vệ da mặt tốt nhất.

  • Chọn loại mặt nạ phù hợp với tính chất của da giúp làm dịu, giảm viêm và thúc đẩy quá trình phục hồi như mặt nạ từ lô hội, mật ong hoặc các thành phần chứa vitamin A, C…
  • Không đắp mặt nạ quá dày khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho mụn hình thành.
  • Đắp mặt nạ với tần suất thích hợp từ 1 – 3 lần/tuần.
  • Không đắp mặt nạ ngay sau khi vừa nặn mụn.
  • Hạn chế sờ tay lên mặt sau khi nặn mụn bởi nguy cơ lây lan vi khuẩn ảnh hưởng đến da.
  • Vệ sinh da sạch sẽ trước và sau khi đắp mặt nạ để các dưỡng chất hấp thụ tốt nhất vào da.

rửa mặt

Như vậy, thắc mắc nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ không đã được giải đáp chi tiết qua bài viết trên. Mọi người nên đắp mặt nạ sau khi nặn mụn nhưng phải lựa chọn thời gian phù hợp để tránh các tổn thương cho da nhanh hồi phục. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan, vui lòng liên hệ với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn miễn phí.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *