Sau khi nặn mụn chế độ ăn uống và chăm sóc da ảnh hưởng rất lớn đến sự phục hồi. Vì thế không ít ý kiến băn khoăn sau khi nặn mụn không nên ăn gì? Trong bài viết sau đây Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này để mọi người cùng theo dõi ngay.
I. Vì sao cần kiêng một số thực phẩm sau khi nặn mụn?
Sau khi nặn mụn, da phải chịu những tổn thương như sưng tấy, lỗ chân lông giãn nở, đầu mụn hở… Khi này, vệc thực hiện chế độ ăn uống khoa học, bổ sung những thực phẩm có lợi, giảm và hạn chế thực phẩm gây hại là “chìa khóa” giúp da nhanh hồi phục, đạt được hiệu quả tối đa, đảm bảo tính thẩm mỹ.
Ngược lại, không bổ sung đủ chất dinh dưỡng hoặc ăn nhiều những thực phẩm gây hại cho da làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, hình thành vết thâm và sẹo. Trong nhiều trường hợp, da còn trở nên yếu, khô sạm và mụn dễ xuất hiện trở lại.
II. Sau khi nặn mụn không nên ăn gì? TOP thực phẩm cần tránh
Sau khi nặn mụn, mọi người không nên ăn những thực phẩm dưới đây vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, kích ứng và cản trở quá trình chữa lành vết thương:
- Thực phẩm nhiều đường: Đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn vặt tẩm nhiều đường… khiến insulin trong cơ thể tăng cao, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông gây mụn.
- Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ: Các món ăn như khoai tây chiên, cánh gà chiên, tôm chiên… không chỉ gây tắc nghẽn lỗ chân lông mà còn làm da dễ bị viêm và mụn tái phát.
- Thực phẩm và gia vị cay nóng: Đồ ăn chế biến từ gia vị cay nóng như tiêu, ớt, sả, tỏi… khiến tăng nhiệt cho cơ thể gây viêm và sưng tấy, kéo dài thời gian phục hồi da sau nặn mụn.
- Thực phẩm chứa cồn và chất kích thích: Rượu, bia, cà phê… là nguyên nhân làm tăng sự căng thẳng gây mất cân bằng nội tiết tố và kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, làm mụn dễ tái phát, da lâu lành.
- Hải sản: Các loại hải sản đặc biệt là tôm, cua, cá… khi dung nạp vào cơ thể sẽ tiềm ẩn nguy cơ dị ứng, làm tăng mức độ viêm khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Rau muống: Đây là nguyên nhân dễ gây sẹo lồi và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vì thế cần tránh ăn để hạn chế để lại sẹo xấu.
- Thịt bò: Làm tăng sinh nhiệt trong cơ thể khiến vùng da mụn bị kích ứng gây viêm và làm chậm quá trình lành da.
- Đồ nếp: Các món ăn như xôi, bánh chưng… làm tăng tình trạng viêm và khiến da khó lành lại sau khi nặn mụn.
- Trứng: Đặc biệt là lòng đỏ kích thích tuyến bã nhờn, làm tăng dầu thừa trên da khiến mụn dễ tái phát.
- Gia cầm: Da của gà, vịt, ngan,… dễ gây ngứa ngáy, kích ứng vùng da sau nặn mụn và tăng nguy cơ bị viêm.
III. Nặn mụn xong nên kiêng khem trong bao lâu?
Sau khi nặn mụn, mọi người cần thực hiện kiêng khem ăn uống trong khoảng 1 tuần đầu để da hồi phục và tránh làm tình trạng thêm trầm trọng hơn. Tuy nhiên, thời gian hồi phục của mỗi người là khác nhau nên mọi người hãy theo dõi quá trình hồi phục của da và thực hiện chế độ ăn uống phù hợp.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Nặn mụn bao lâu thì lành?
IV. Thực phẩm nên bổ sung để hỗ trợ cải thiện làn da
Sau khi nặn mụn, việc bổ sung các loại thực phẩm phù hợp sẽ giúp làn da hồi phục nhanh chóng, giảm viêm và ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Dưới đây là những loại thực phẩm mọi người nên bổ sung để hỗ trợ cải thiện làn da:
- Rau xanh, trái cây: Rau cải, rau chân vịt, bông cải xanh, dưa hấu, táo, cam, bưởi… giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất có tác dụng làm dịu làn da, giảm viêm và hỗ trợ làm lành vết thương do mụn.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Là một thành phần quan trọng trong việc sản xuất collagen, vitamin C giúp tái tạo và phục hồi da cũng như giảm vết thâm, sẹo. Những thực phẩm giàu vitamin C bao gồm cam, quýt, dâu tây, kiwi, ớt chuông đỏ, bông cải xanh… rất lý tưởng để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
- Thực phẩm giàu vitamin E: Nhờ đặc tính chống oxy hóa, bổ sung vitamin E từ hạnh nhân, bơ, dầu oliu, hạt chia… giúp bảo vệ da khỏi tổn thương từ gốc tự do và hỗ trợ tái tạo da sau khi nặn mụn.
- Thực phẩm giàu kẽm: Đối với những người vừa trải qua quá trình nặn mụn nên tăng cường các loại thực phẩm giàu kẽm từ bí ngô, hạt hướng dương, thịt gà, tôm… để chống viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
- Bổ sung đủ nước: Uống đủ nước bao gồm cả các loại nước ép, sinh tố có khả năng duy trì độ ẩm cho da, mang đến làn da khỏe mạnh và thúc đẩy quá trình thải độc trong cơ thể.
V. Cách chăm sóc giúp da mau lành sau nặn mụn
Để giúp da mau lành sau nặn mụn, ngoài việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học thì mọi người cần chăm sóc da đúng cách theo chia sẻ dưới đây:
- Rửa mặt nhẹ nhàng, lựa chọn các sản phẩm không chứa thành phần gây kích ứng.
- Dưỡng ẩm thường xuyên giúp da duy trì độ ẩm và giảm tình trạng khô da.
- Tránh chạm tay lên mặt vì tay có thể mang vi khuẩn và dầu thừa làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Sử dụng kem chống nắng cho da mụn nhằm bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.
- Giảm căng thẳng bằng cách duy trì thói quen tập yoga, thiền hay đi bộ để giữ tinh thần thoải mái, giúp da nhanh hồi phục.
Như vậy, bài viết đã giải đáp thắc mắc sau khi nặn mụn không nên ăn gì cùng những hướng dẫn việc chăm sóc đúng cách để làn da nhanh chóng phục hồi. Mọi người hãy bỏ túi bí quyết cho mình để sớm sở hữu làn da đẹp không tì vết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan, vui lòng liên hệ Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn miễn phí.
TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21&11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.