Mụn ở trẻ sơ sinh: Cách nhận biết và cải thiện hiệu quả

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
mụn ở trẻ sơ sinh

Mụn ở trẻ sơ sinh rất phổ biến và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, mụn thường dễ bị nhầm lẫn với các loại bệnh lý khác về da của trẻ. Vì vậy, việc xác định chính xác loại mụn, chăm sóc đúng cách sẽ giúp bảo vệ an toàn cho làn da của bé. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

I. Dấu hiệu nhận biết mụn ở trẻ sơ sinh

Đây là tình trạng thường gặp và xuất hiện trên da mặt, phổ biến là gò má hoặc cơ thể. Đa số các trường hợp mụn ở trẻ sơ sinh sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Các loại mụn thường gặp gồm:

  • Mụn sữa: Còn gọi là mụn hạt kê, thường xuất hiện do tắc nghẽn tuyến dầu dưới da với biểu hiện là các nốt mụn li ti, màu trắng hoặc hơi ngả vàng, bên trong không có nhân, không đau ngứa.
  • Mụn nước: Làn da nổi nhiều đốm nhỏ li ti như bóng nước, gây ngứa ngáy và khó chịu cho trẻ. Mụn thường xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với tã lót, cổ hoặc nếp gấp da do ma sát.
  • Mụn trứng cá: Da tiết nhiều dầu hoặc nhiễm vi khuẩn gây mụn sẽ dẫn tới sự hình thành của các nốt mụn đỏ, có thể có mủ và thường tập trung ở má, trán, cằm.

Trong nhiều trường hợp mụn ở trẻ sơ sinh bị nhầm lẫn với chàm, ban đỏ nhiễm độc hay mụn thịt. Nên mọi người cần phân biệt từng loại này qua dấu hiệu sau:

Loại mụn Dấu hiệu
Mụn ở trẻ sơ sinh
  • Xuất hiện hạt trắng nhỏ li ti.
  • Vùng da xung quanh các nốt mụn ửng đỏ.
  • Mụn xuất hiện khi da bị nóng, đổ nhiều mồ hôi.
Chàm
  • Xuất hiện dưới dạng nốt đỏ trên mặt.
  • Vị trí dễ bị mụn là đầu gối và khuỷu tay.
  • Trường hợp nặng, mụn mọc riêng lẻ hoặc tập trung thành từng đám bóng nước, chảy tiết dịch, có vảy, bong tróc.
Ban đỏ nhiễm độc
  • Nổi các nốt mụn màu đỏ.
  • Xuất hiện ở vị trí mặt, ngực hay tay chân.
  • Thường gặp ở trẻ chỉ vài ngày tuổi.
Mụn thịt
  • Nốt mụn trắng nhỏ, chủ yếu mọc trên mặt của trẻ.
  • Xuất hiện trong vài tuần đầu sau sinh.
  • Chạm vào không đau nhức hay khó chịu.
  • Các nốt mụn mọc đơn lẻ hoặc thành từng cụm.

II. Nguyên nhân nổi mụn bất thường ở trẻ sơ sinh

Mụn hình thành ở trẻ sơ sinh do những nguyên nhân điển hình dưới đây gây ra:

  • Ảnh hưởng qua đường sữa mẹ: Mẹ ăn nhiều thức ăn cay nóng khiến kích thích mụn sữa, đặc biệt khi hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Mẹ sử dụng các loại thuốc trong thời gian mang thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ có thể gây ra những tác dụng phụ về da.
  • Dị ứng với sữa công thức: Một số loại sữa công thức chứa thành phần đạm albumin cao gây tình trạng nổi mụn sữa ở trẻ.
  • Phì đại tuyến bã nhờn ở trẻ: Tuyến bã của trẻ tăng sinh quá mức gây phì đại và làm nổi mụn.

trẻ sơ sinh nổi mụn

III. Mụn ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Thông thường, các loại mụn ở trẻ sinh sẽ hết sau khoảng 2 – 4 tuần mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, thời gian này có thể khác nhau ở từng trường hợp tuỳ vào cơ địa và các yếu tố như tình trạng sức khỏe, cách chăm sóc, vệ sinh, thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng,… 

IV. Cách cải thiện tình trạng mụn ở trẻ sơ sinh

Để cải thiện tình trạng mụn ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên áp dụng những cách chăm sóc theo hướng dẫn sau:

Những việc nên làm

  • Rửa mặt cho trẻ bằng nước sạch và các loại xà bông dành riêng cho trẻ sơ sinh.
  • Giữ cho da của trẻ luôn khô thoáng bằng cách mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
  • Trước khi tiếp xúc với trẻ, cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ da tay.
  • Đảm bảo môi trường sạch sẽ, thông thoáng, hạn chế đưa trẻ đến những nơi có nhiều khói bụi, nấm mốc.
  • Các mẹ nên bbổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, nên hạn chế đồ ăn cay nóng khiến nguồn sữa không đảm bảo chất lượng làm kích ứng da của trẻ.

tắm gội cho trẻ

Những việc không nên làm

  • Không sử dụng các loại thuốc trị mụn khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • Không lau chùi quá mạnh, gây cọ xát và tác động lên nốt mụn khiến mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không lấy nước bọt bôi lên vùng da có mụn hay pha loãng nước muối để rửa cho bé. Điều này sẽ làm cho da của trẻ tấy đỏ, kích ứng và nặng hơn.

V. Khi nào nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh bị mụn không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi. Thế nhưng, một số trường hợp đặc biệt, nếu tình trạng mụn kéo dài, không thuyên giảm, các nốt mụn chuyển sang màu đen, có mủ bên trong và gây đau nhức khó chịu thì mẹ nên cho bé đi khám càng sớm, càng tốt.

Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng mụn ở trẻ sơ sinh cũng như các biện pháp chăm sóc đúng cách, bảo vệ an toàn cho trẻ. Liên hệ Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn miễn phí và đặt lịch thăm khám, xác định tình trạng mụn cho trẻ.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *