fbpx

Ăn nấm có bị sẹo lồi không? Lợi ích của nấm với cơ thể

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
ăn nấm có bị sẹo lồi không

Nấm là nguyên liệu được ưa thích sử dụng trong chế biến các món ăn. Thế nhưng khi có vết thương hở, nhiều người lo lắng ăn nấm có bị sẹo lồi không và e dè trong việc bổ sung nguyên liệu này vào chế độ ăn hằng ngày. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm câu trả lời trong bài viết sau.

I. Ăn nấm có bị sẹo lồi không?

Ăn nấm không gây ra tình trạng sẹo lồi. Ngược lại, trong nấm có chứa rất nhiều dưỡng chất như Protein, vitamin B, D, kali, chất xơ và canxi còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ và giúp vết thương hở nhanh hồi phục. Do đó, mọi người hãy bổ sung nấm vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày để không gặp phải sẹo lồi, sẹo xấu.

II. Lợi ích của việc ăn nấm đối với sức khỏe

Như đã chia sẻ ở trên, trong thành phần của nấm có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Nâng cao hệ miễn dịch: Các dưỡng chất như beta-glucan cùng polysaccharide có trong nấm, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng và rút ngắn quá trình lành vết thương hở.
  • Chống viêm: Các hợp chất tồn tại trong nấm có khả năng chống viêm, giảm sưng tấy cho khu vực vết thương hở. 
  • Chống oxy hoá: Các dưỡng chất tồn tại trong nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác động có hại từ gốc tự do – nguyên nhân chính tác động đến quá trình lành vết thương.
  • Đẩy nhanh quá trình lành thương: Nấm chứa hàm lượng các vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin B, C, kali, kẽm… đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình lành vết thương.
  • Kiểm soát đường huyết: Đây cũng là một trong những lợi ích to lớn mà nấm mang lại cho cơ thể. Khi lượng đường huyết cao sẽ cản trở quá trình lành vết thương. Trong khi đó, những loại nấm như kim châm, nấm mỡ,… lại có khả năng kiểm soát và ổn định đường huyết.

lợi ích của nấm đối với cơ thể

III. Lưu ý khi ăn nấm trong thời gian bị vết thương hở

Mặc dù ăn nấm rất tốt đối với những người có vết thương hở nhưng để tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn mọi người nên chú ý những vấn đề sau: 

  • Lựa chọn loại nấm tươi ngon, không bị hỏng, thối hay để lâu ngày, dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và làm chậm quá trình hồi phục vết thương.
  • Nấu chín thật kỹ trước khi ăn nhằm tránh tác hại đến da và sức khỏe.
  • Ăn nấm với lượng vừa phải, khoảng 100g/ngày.
  • Ưu tiên cách chế biến nấm bằng luộc, hấp, nướng. Đồng thời hạn chế món chiên, xào vì không tốt cho vết thương.

ĐỌC THÊM: Ăn khoai tây có bị sẹo lồi không?

IV. Người vết thương hở nên ăn gì để tránh bị sẹo lồi?

Chế độ chăm sóc đúng cách với việc bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất có lợi dưới đây đóng vai trò quan trọng giúp vết thương nhanh lành hơn.

  • Protein: Dưỡng chất đóng vai trò chính trong quá trình hình thành các mô tế bào mới để “sửa chữa” các tế bào tổn thương. Các thực phẩm giàu protein mọi người nên bổ sung gồm: thịt lợn nạc, các loại đậu, rau bina…
  • Vitamin C: Đây là hoạt chất chống oxy hóa mạnh, giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể và hạn chế tình trạng viêm nhiễm vết thương. Mọi người có thể bổ sung vitamin C thông qua những thực phẩm như bưởi, kiwi, cam, ớt chuông, bông cải xanh…
  • Kẽm: Ngoài vai trò nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, ăn thực phẩm giàu kẽm còn hỗ trợ quá trình tổng hợp protein, cho vết thương hở nhanh chóng hồi phục. Những thực phẩm giàu kẽm nên thêm vào thực đơn hằng ngày khi có vết thương hở là củ cải, sữa chua, các loại hạt…
  • Vitamin A: Có tác dụng chống viêm, tăng sản xuất collagen, rút ngắn thời gian hồi phục của vết thương và ngăn ngừa nguy cơ hình thành sẹo xấu. Theo đó, thực phẩm giàu vitamin A có thể tìm thấy trong cà rốt, bí đỏ, đu đủ…
  • Selen: Người có vết thương hở cũng không thể bỏ qua nhóm thực phẩm chứa thành phần selen như ngũ cốc, phomai, yến mạch… để tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh tiến trình hồi phục, đảm bảo thẩm mỹ cho vết thương.
  • Nước: Bên cạnh việc uống đủ nước hàng ngày, mọi người nên bổ sung các thực phẩm giàu nước như cà chua, dưa chuột, dâu tây,… giúp thanh lọc cơ thể và dưỡng ẩm cho da.

thực phẩm nên ăn để tránh bị sẹo lồi

V. Chế độ chăm sóc vết thương hở để da không lên sẹo

Việc tuân thủ chế độ chăm sóc vết thương hở sẽ giúp da mau lành, tránh tạo sẹo xấu. Dưới đây là hướng dẫn chế độ chăm sóc chi tiết để mọi người cùng tham khảo:

  • Vệ sinh vết thương hở mỗi ngày bằng cách sử dụng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý.
  • Luôn giữ vết thương khô thoáng, tránh nhiễm trùng.
  • Bôi/uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ (nếu có).
  • Tránh sử dụng mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc da chứa nhiều cồn, hóa chất, chất bảo quản khi vết thương chưa lành.
  • Vận động nhẹ nhàng, kiêng các hoạt động gây đổ mồ hôi, khiến vết thương dễ viêm nhiễm, kéo dài thời gian lành thương.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng với nhóm thực phẩm đã nêu trên.
  • Kiêng các thực phẩm dễ gây sẹo lồi như thịt bò, thịt gà, hải sản, rau muống, trứng,…
  • Tránh xa bia rượu, các chất kích thích khiến vết thương lâu hồi phục hơn. 
  • Kiểm tra với bác sĩ nếu gặp tình trạng bất thường tại vị trí vết thương hở.

Như vậy, thông tin trong bài viết đã giúp mọi người gỡ rối thắc mắc ăn nấm có bị sẹo lồi không cũng như những lưu ý về cách chăm sóc để hạn chế tình trạng sẹo xấu. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác vùi lòng liên hệ Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để được tư vấn chi tiết.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

    • Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
    • Hotline: 18004888 và 032.845.1188
    • Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
    • Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *