fbpx

Á sừng, tổ đỉa, viêm da thần kinh và các bệnh lí gây ngứa, bong da hay gặp

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia

 

Hãy cùng lắng nghe tư vấn chuyên môn của Thạc sỹ – Bác sỹ Nguyễn Văn Hoàn về chủ đề: Á sừng, tổ đỉa, viêm da thần kinh và các bệnh lý gây ngứa, bong da hay gặp

  • Câu hỏi: Á sừng là tình trạng như thế nào? Và đâu là nguyên nhân xuất hiện tình trạng á sừng trên da của chúng ta?

Bác sĩ: Người bị á sừng có lớp sừng trên bề mặt da khiến da khô và bong tróc, tình trạng này khiến da mất đi sự mịn màng và làm tổn thương đến lớp bảo vệ của da dẫn đến hiện tượng đỏ, ngứa, teo da, nứt các đầu ngón tay ngón chân. Vị trí á sừng thường xuất hiện ở các chi: bao gồm ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, bàn chân thậm chí cả gót chân.

Đây là bệnh lý gặp rất là nhiều kể cả ở người lớn và những người trẻ tuổi thậm chí cả trẻ em và người già.

  • Câu hỏi: Tổ đỉa là bệnh như thế nào?

Bác sĩ: Người mắc bệnh tổ đỉa có biểu hiện mọc các mụn nước ở dưới da và sắp xếp thành từng vòng tròn giống như tổ của những con đỉa và rất ngứa, khi chúng ta gãi các mụn nước vỡ ra chúng ta sẽ cảm thấy đỡ ngữa nhưng không có nghĩa là khỏi bệnh mà nó sẽ lại mọc lên các đợt mụn mới.

Tổ đỉa là 1 trong những rối loạn làn da và khiến cho làn da bị tổn thương, khiến cho chúng ta có cảm giác khó chịu và gãi. Khi gãi khiến cho mụn nước vỡ ra và các đợt mụn mới liên tiếp mọc đi mọc lại làm da chúng ta bị tổn thương.

Tổ đỉa và á sừng là 2 dạng rất là ngược nhau. Bệnh tổ đỉa khi gãi mụn nước sẽ vỡ và chảy ra, còn á sừng khi gãi nó bong hết lớp da bên ngoài đi, làm chúng ta thấy đỡ ngứa hơn. Đây là 2 biểu hiện khác nhau của cùng 1 bệnh lý và chúng ta cũng có 1 biểu hiện tổn thương da đó là ngứa, gãi và tổn thương lặp đi lặp lại rất nhiều lần.

Cả á sừng và tổ đỉa người ta gọi là vòng xoắn luẩn quẩn của bệnh lý, tức là khi có tổn thương chúng ta ngứa rồi gãi, gãi xong chúng ta lại thấy tổn thương tiếp. Sau đó lại ngứa, gãi và lại tổn thương tiếp. Tạo nên chứng bệnh lâm sàng vì da chúng ta càng ngày càng tổn thương nặng hơn, bong tróc hết lớp da này đến lớp da khác, càng ngày càng không đỡ đi khiến cho chúng ta cảm thấy vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

  • Câu hỏi: Hai bệnh này có xảy ra cùng một lúc hay không?

Bác sĩ: Bệnh lý để chỉ chung cho biểu hiện mụn nước và bong da này thường gọi là viêm da cơ địa. Viêm da cơ địa có biểu hiện bong da nhiều thì gọi là á sừng, biểu hiện mọc mụn nước thành vòng tròn dưới da thì chúng ta gọi là tổ đỉa. Khi bệnh lý này biểu hiện thì có người bị một trong hai loại, có người chỉ bị á sừng, có người chỉ bị tổ đỉa thôi. Nhưng có những người xuất hiện cả hai tình trạng này.

  • Câu hỏi: Bên cạnh bệnh tổ đỉa và á sừng, thì còn bệnh lý nào gây ngứa và bong da mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống hàng ngày? Liệu có bệnh nào cũng liên quan đến ngứa do thời tiết đặc biệt với thời tiết nóng bức như thế này?

Bác sĩ: Có rất nhiều bệnh lý gây bong da, bong da là hậu quả của quá trình tổn thương da.

Một số bệnh lý gây bong da như là:

– Viêm da dầu thường gây bong da vùng kẽ mũi, vùng cung mày, sau tai và đường chân tóc.

– Ngoài ra chúng ta còn gặp bệnh lý khác như là vảy nến. Vảy nến là 1 bệnh lý hoàn toàn khác tuy nhiên nó cũng có biểu hiện tương tự á sừng tức đó là bong da rất là nhiều, bong ồ ạt.

– Một bệnh lý nữa đó là lang ben hay là nấm cũng gây bong da.

  • Câu hỏi: Bệnh lý viêm da cơ địa (á sừng, tổ đỉa, vảy nến…) có bị lây hay không?

Bác sĩ: Viêm da cơ địa là 1 bệnh lý bình thường, đa số không gây lây lan. Trừ 1 số bệnh như ghẻ, nấm, bệnh do vi rút..

  • Câu hỏi: Có 1 bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa đó là đắp lá đào hoặc ngâm, giã nước lá đào rồi bôi lên vùng da bị mụn, sau nửa tiếng rửa sạch vùng da này giúp vết thương nhanh lành hơn và giảm ngứa? Bài thuốc này có đúng không?

Bác sĩ: Các bài thuốc dân gian hầu như không được kiểm định và chứng nhận khoa học mà chỉ là kinh nghiệm cá nhân, mà kinh nghiệm cá nhân thì không đại diện cho 1 cộng đồng. Hơn nữa, 1 số thành phần trong thuốc đông y đều có chật độc hoặc cực độc, nên khi chúng ta làm theo, xảy ra hậu quả thì người chịu trách nhiệm là chính chúng ta. Còn khi đi khám bác sĩ da liễu, trong quá trình chữa bệnh, người chịu trách nhiệm chính là bác sĩ điều trị. Cho nên khi mắc bệnh, chúng ta nên gặp bác sĩ, nếu muốn chữa theo Đông Y thì gặp bác sĩ Đông Y, còn nếu muốn chữa theo Tây Y thì gặp bác sĩ Tây Y để bác sĩ theo dõi và chịu trách nhiệm với vấn đề điều trị cho chúng ta.

 

Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *