Sẹo co rút vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ vừa có nguy cơ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về chức năng vận động và chất lượng cuộc sống. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết thông tin về loại sẹo này trong bài viết dưới đây.
I. Đặc điểm của vết sẹo co rút
Đây là loại sẹo hình thành hình thành do hậu quả của vết bỏng, gây căng da và làm suy giảm chức năng vận động của khớp nối. Vết sẹo có nhiều hình dạng khác nhau, khiến cho vùng da xung quanh bị nhăn nheo hay kéo căng và có thể thay đổi tuỳ vào mức độ tổn thương, thời gian hình thành sẹo.
II. Nguyên nhân hình thành sẹo co thắt
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng sẹo co rút, nhìn chung là do sự tổn thương da ở mức độ nặng khiến cho vùng da ở đó bị mất cân bằng collagen, làm giảm sự đàn hồi, mất ẩm, khiến vị trí da xung quanh bị co rút, kéo căng, hình thành sẹo xấu.
III. Sẹo co rút có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Sẹo co rút không gây nguy hiểm cho sức khoẻ nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến những vấn đề sau:
- Tâm lý: Khiến người gặp phải tình trạng này tự ti, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, lỡ mất nhiều cơ hội trong công việc và các mối quan hệ xã hội.
- Thẩm mỹ: Vết sẹo co rút đặc biệt khi tồn tại ở vị trí trên mặt gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, khiến người có sẹo xấu cảm thấy tự ti.
- Hạn chế vận động: Trường hợp vết sẹo tồn tại ở vị trí các khớp tay, chân sẽ gây ra những hạn chế trong quá trình vận động, gặp khó khăn khi thực hiện các công việc hằng ngày.
- Đau nhức: Vết sẹo co rút đôi khi còn dẫn đến tình trạng đau nhức khiến người bị sẹo khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe.
- Mất chức năng: Nghiêm trọng hơn, vết sẹo co rút có nguy cơ làm mất chức năng của một số cơ quan. Ví dụ vết sẹo co rút ở bụng có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, hay sẹo xuất hiện ở vùng ngực làm ảnh hưởng tới chức năng hô hấp…
Do đó, khi gặp tình trạng sẹo co rút tốt nhất mọi người nên gặp bác sĩ để thăm khám và có phương án điều trị kịp thời để xóa sổ tận gốc sẹo.
IV. Cách xóa vết sẹo co kéo an toàn và hiệu quả
Dưới đây là những cách trị sẹo co rút an toàn, hiệu quả đang được áp dụng phổ biến hiện nay.
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp xóa sẹo nhanh chóng, đạt hiệu quả lâu dài. Bác sĩ tạo một đường rạch để tiếp cận và loại bỏ tận gốc chân sẹo, trả lại làn da bằng phẳng. Nhược điểm khi phẫu thuật sẹo co kéo đó là xâm lấn, tăng nguy cơ nhiễm trùng và tái phát sẹo.
- Ghép da: Phần da khỏe mạnh được lấy từ vị trí khác trên cơ thể được dùng để ghép vào vị trí có sẹo bị co rút, đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng vận động của người gặp tình trạng sẹo này. Tuy nhiên, ghép da trị sẹo là kỹ thuật khá phức tạp đòi hỏi thực hiện ở cơ sở uy tín và nguy cơ tái phát khá cao.
- Tiêm thuốc trị sẹo: Mũi tiêm chứa steroid được đưa trực tiếp vào vị trí vết sẹo giúp làm phẳng và cải thiện tình trạng sẹo co rút. Tuy nhiên, thời gian hiệu quả của phương pháp này không kéo dài lâu và mọi người phải thực hiện lại nhiều lần để duy trì kết quả.
- Laser điều trị sẹo: Đây là phương pháp hiện đại khắc phục được mọi tình trạng và mức độ sẹo có kéo. Những chùm tia laser với bước sóng khác nhau, tác động trực tiếp vào vùng da có sẹo co thắt, tái cấu trúc collagen và các tổ chức vùng sẹo, giúp sẹo mềm mại, bằng phẳng hơn. Tuy vậy, chi phí điều trị khi thực hiện phương pháp này tương đối cao.
XÓA SẠCH SẸO XẤU, LẤY LẠI LÀN DA CĂNG MỊN CHỈ SAU 1 LIỆU TRÌNH
V. Biện pháp phòng tránh sẹo co rút xuất hiện
Để phòng tránh sẹo co rút xuất hiện mọi người cần thực hiện những biện pháp hướng dẫn dưới đây.
1. Trong thời gian vết thương đang lành
Đây là giai đoạn quan trọng quyết định rất lớn đến kết quả phục hồi của da. Do đó, trong thời gian vết thương đang lành mọi người cần chú ý chăm sóc cẩn thận với một số lưu ý sau:
- Vệ sinh vết thương hằng ngày, có thể dùng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng hay nước muối sinh lý, nhẹ nhàng loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn giúp vết thương nhanh hồi phục.
- Bôi/uống thuốc (nếu có) theo đơn chỉ định từ bác sĩ.
- Không làm việc nặng, tránh các hoạt động thể thao cường độ cao để hạn chế cọ xát, ảnh hưởng đến vết thương đang lành.
- Không dùng mỹ phẩm chăm sóc da, không trang điểm (nếu vết thương trên mặt).
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, giúp tăng đề kháng để da nhanh phục hồi tổn thương.
- Hạn chế các thực phẩm dễ gây sẹo như thịt bò/thịt gà, rau muống, đồ nếp, hải sản,…
- Không uống bia rượu, nước ngọt có ga, caffeine. Đây là những loại đồ uống làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, kéo dài thời gian lành vết thương.
- Thăm khám với bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường về da như vết thương sưng đỏ, đau nhức, chảy mủ…
2. Sau khi vết thương lành
Khi vết thương đã lành, ngoài việc tiếp tục thực hiện các biện pháp chăm sóc trước đó, mọi người cần lưu ý một số vấn đề như:
- Bôi các loại kem/thuốc chống sẹo.
- Dùng kem chống nắng và che chắn cẩn thận vết thương khi ra ngoài để tránh tình trạng thâm sẹo.
- Nếu xuất hiện sẹo co rút cần điều trị sớm để xóa sổ tận gốc.
Trên đây là những thông tin về loại sẹo co rút và phương pháp điều trị hiệu quả để làm phẳng sẹo, trả lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho làn da. Liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để đặt lịch thăm khám và điều trị ngay.
TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21&11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.