Bệnh bạch biến có nguy hiểm không là điều khiến nhiều người thắc mắc nhưng không phải ai cũng có câu trả lời. Nếu bạn chưa rõ về điều này, hãy cùng tham khảo những thông tin được chia sẻ từ chuyên gia qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về bệnh bạch biến
1. Bệnh bạch biến là gì?
Bệnh bạch biến là hiện tượng rối loạn cấu trúc dưới da khiến cho vùng da bị tổn thương bị mất đi các hắc tố melanin nên có màu trắng bạch. Khi mắc bệnh, tại vùng da bị thương tổn sẽ xuất hiện các chấm, vết hoặc các đám da loang màu trắng có ranh giới rõ rệt với viền da lành xung quanh.
Bạch biến tiếng Anh có nghĩa là Vitiligo, chúng xuất hiện trên da với những nốt chấm hoặc đám da màu trắng bạch. Các đám bạch biến có ranh giới rõ rệt, viền da lành xung quanh thường sẫm màu hơn. Da trên đám bạch biến vẫn bình thường không bị teo, không đau ngứa. Lông mọc trên vùng da bị bạch tạng cũng trắng như cước.
Tùy theo tình trạng bệnh của từng người mắc số lượng và vị trí của các đốm sắc tố có sự khác nhau. Có thể xuất hiện một hoặc nhiều đốm, chủ yếu ở cẳng tay, cổ tay, mu bàn tay, cổ, mặt, lưng, vùng sinh dục… chứ hiếm khi có ở lòng bàn chân, lòng bàn tay hay da niêm mạc. Cũng có một số trường hợp bị bạch biến quanh nốt ruồi, vết bỏng hoặc bớt.
2. Nguyên nhân gây bệnh bạch biến
Nguyên nhân chính xác gây bệnh bạch biến tới nay vẫn chưa được kết luận cụ thể. Có một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố di truyền và tự miễn dịch là nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra, yếu tố rối loạn thần kinh, xúc động, căng thẳng thần kinh, rối loạn giao cảm. Một số trường hợp liên quan tới chức năng tuyến giáp, thượng thận, tuyến yên, tuyến sinh dục….cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bạch biến.
3. Bạch biến phát triển như thế nào?
Bệnh bạch biến tiến triển đột ngột, mãn tính nên khó đoán trước. Các đốm bạch biến dễ xuất hiện ngay sau một chấn thương nào đó về tinh thần hoặc thể chất, dễ tăng vào mùa hè và giảm vào mùa đông, cũng có trường hợp bệnh ổn định lâu dài.
4. Bạch biến có lây không?
Bạch biến được hình thành do rối loạn sắc tố trong da không phải từ virut hay từ bất kì một bệnh truyền nhiễm nào nên bệnh này không có nguy cơ lây lan từ người này sang người khác. Kể cả khi những người bị bạch biến tiếp xúc như ôm, hôn, ăn uống cùng nhau thì cũng không có khả năng lây nhiễm sang những người không bị bạch biến.
5. Bị bạch biến nên kiêng gì?
- Thực phẩm chứa gluten như lúa mì, lúa mạch, yến mạch… có khả năng lây lan rộng hơn những nốt bạch biến do đó bạn nên hạn chế hấp thu những thực phẩm này.
- Những người bị bạch biến cũng nên hạn chế ăn các loại trái cây như: Xoài, ớt đỏ, hạt điều, sắn, mâm xôi, anh đào, nam việt quất, dâu đen,… vì những loại trái cây này có chứa hàm lượng phenol hoặc polyphenolic cao. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong cơ chế sinh học của bạch biến, tác nhân khiến bệnh về da này lan rộng hơn.
- Kiêng đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ để tránh tình trạng bạch biến tiến triển theo chiều hướng xấu.
- Không ăn các loại trái cây chưa chín, nhất là những loại trái cây xanh có nhiều mủ, nhựa.
Bệnh bạch biến có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia da liễu thì người bệnh không nên quá lo lắng về bệnh bạch biến có nguy hiểm không vì đây là căn bệnh không hề gây nguy hại cho sức khỏe. Người bệnh có thể chung sống cùng bệnh đến tận cuối đời mà không cần lo lắng về tuổi thọ suy giảm.
Hỗ trợ điều trị bệnh bạch biến như thế nào?
- Muốn khắc phục điều này người bệnh cần có biện pháp can thiệp hỗ trợ điều trị từ sớm để ngăn chặn tình trạng bệnh nặng hơn, lan ra nhiều vùng da khác trên cơ thể.
- Các phương pháp thường được áp dụng để hỗ trợ điều trị bệnh bạch biến gồm dùng thuốc bôi, quang hóa, cấy tế bào sắc tố, cấy ghép da… nhưng không phải mọi trường hợp bệnh đều áp dụng chung một phương pháp hỗ trợ điều trị.
- Để tìm được hỗ trợ điều trị phù hợp và hiệu quả người bệnh cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa uy tín, có kinh nghiệm về việc khắc chế căn bệnh này.
- Ngoài ra, người bệnh cũng cần có thói quen sinh hoạt lành mạnh, tạo tâm lí thoải mái, có chế độ nghỉ ngơi hợp lí thì mới giảm thiểu được khả năng diễn tiến của bệnh và đảm bảo kết quả hỗ trợ điều trị.
Quy trình hỗ trợ điều trị bệnh bạch biến tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia
- Bước 1: Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa da liễu thăm khám và tư vấn.
- Bước 2: Thạc sĩ, Bác sĩ chỉ định xét nghiệm chẩn đoán xác định bệnh.
- Bước 3: Chạy elight ánh sáng vào vùng hỗ trợ điều trị.
- Bước 4: Hỗ trợ điều trị ánh sáng laser.
- Bước 5: Thạc sĩ, bác sĩ kê đơn hỗ trợ điều trị và đưa ra cho bạn những lời khuyên về cách chăm sóc bệnh
Mặc dù bệnh bạch biến không nguy hại cho sức khỏe nhưng việc thực hiện hỗ trợ điều trị là cần thiết. Vì thế người bệnh không nên chủ quan, cần hỗ trợ điều trị bệnh càng sớm càng tốt thì mới sớm ngăn chặn được sự tiến triển của những triệu chứng do bệnh gây ra..
Vì sao nên thực hiện điều trị bạch biến tại Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia?
Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia CAM KẾT mang đến các giải pháp hỗ trợ điều trị bạch biến cho bạn. Tất cả Thạc sĩ, Bác sĩ, điều dưỡng viên tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia đều tốt nghiệp chuyên khoa và làm việc tại các Bệnh viện Chuyên khoa hàng đầu trong nước và quốc tế.
- 100% Thạc sĩ Bác sĩ chuyên khoa da liễu Thẩm mỹ trực tiếp khám và hỗ trợ điều trị
- Quy trình hỗ trợ điều trị Chuẩn Y Khoa
- Cơ sở vật chất hiện đại
- Sở hữu nhà thuốc da liễu đạt chuẩn GPP
- Sở Y Tế cấp phép hoạt động
- Tận tâm, uy tín, trách nhiệm
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.