fbpx

Mụn trứng cá: Cơ chế hình thành, nguyên nhân và cách điều trị

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
Mụn trứng cá: Cơ chế hình thành, nguyên nhân và cách điều trị

Mụn trứng cá là tình trạng viêm mạn tính, xuất hiện ở hầu hết ở mọi độ tuổi, tập trung nhiều nhất ở thanh thiếu niên. Mụn trứng cá để kéo dài gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó điều trị sớm và kịp thời với bác sĩ chuyên khoa da liễu là cần thiết để bảo vệ sức khoẻ làn da và vẻ đẹp thẩm mỹ. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết về mụn trứng cá qua bài viết sau.

1. Tổng quan về mụn trứng cá

1.1. Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá là dạng viêm nang lông tuyến bã với các tổn thương do sự tăng tiết chất bã nhờn, đọng lại tại các lỗ chân lông, đi kèm là hiện tượng viêm nhiễm ở nang lông tuyến bã. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là tuổi dậy thì, hay những người có cơ địa da dầu. 

Nếu không điều trị sớm và đúng cách bệnh sẽ nặng hơn, để lại những di chứng khó chữa khiến người mắc bệnh rơi vào trạng thái mặc cảm, tự ti trong giao tiếp và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Chính vì thế, mụn trứng cá cần được điều trị kịp thời, đúng cách tại các cơ sở chuyên khoa da liễu uy tín để làm giảm mức độ nghiêm trọng và ức chế bệnh hoàn toàn. Từ đó, ngăn ngừa nguy cơ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

Mụn trứng cá là dạng viêm nang lông tuyến bã
Mụn trứng cá là dạng viêm nang lông tuyến bã

1.2. Cơ chế hình thành của mụn trứng cá

Có 4 yếu tố tác động đến việc hình thành mụn trứng cá đó là:

  • Tăng tiết chất bã nhờn: Bao gồm yếu tố liên quan hoặc không liên đến nội tiết (xà phòng, người có làn da dầu, tăng tiết bã nhờn…).
  • Rối loạn sừng hoá ống bã: Làm hẹp, thậm chí là bít tắc đường thoát của chất bã nhờn gây tình trạng ứ đọng chất bã. Khi cổ nang lông tuyến bã bị sừng hoá, các ống bài xuất tuyến bã sẽ bị hẹp lại, khiến cho chất bã ứ đọng trong lòng tuyến bã. Nếu không bị bội nhiễm, chất bã cô lại thành nhân trứng cá (thời gian khoảng 30 ngày). Trường hợp bị bội nhiễm, tuyến bã sẽ sinh mủ, viêm nhiễm lan sang tuyến bã khác hình thành trứng cá bọc, trứng cá viêm tấy.
  • Vi khuẩn: Cutibacterium acnes, liên cầu, tụ cầu trong các ống tuyến bã. Đây là vi khuẩn gây mụn trứng cá nguyên nhân hàng đầu. Chúng là những loại vi khuẩn gram dương kỵ khí, phát triển tốt trong điều kiện pH bằng 5-5,6, nhiệt độ 30 – 37 độ C. Theo đó, người có cơ địa tăng tiết bã nhờn, có dày cổ nang lông tuyến bã là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn kỵ khí phát triển. Trong đó, Cutibacterium acnes đóng vai trò chính trong sự phát triển của mụn trứng cá.
  • Tình trạng viêm nhiễm: Vi trùng sinh mụn xuất hiện, tạo ra các chất sinh học. Các chất này hoạt hoá hệ thống bổ thể, bạch cầu đa nhân và gây ra tình trạng nang lông.

Những vùng da có nhiều tuyến dầu (bã nhờn) như mặt, trán, ngực, lưng và vai là nơi mụn trứng cá thường xuất hiện nhất. Kết nối với các tuyến dầu với các nang lông.Thành nang có thể phồng lên, tạo ra mụn đầu trắng hoặc đầu đen do lỗ chân lông nở lớn. 

Quan sát bằng mắt thường, mụn đầu đen trông giống như bụi bẩn mắc kẹt trong lỗ chân lông. Tuy nhiên, mụn hình thành do bít tắc lỗ chân lông (gây nên bởi dầu và vi khuẩn tích tụ) khi tiếp xúc với không khí chúng sẽ chuyển sang màu nâu đen.

TƯ VẤN VỀ MỤN TRỨNG CÁ VỚI BÁC SĨ DA LIỄU 

1.3. Các loại mụn trứng cá thường gặp 

Trên thực tế có nhiều loại mụn trứng cá khác nhau, được phân chia như sau:

  • Mụn đầu đen: Đây là loại mụn có nhân hở trên bề mặt da, chứa rất nhiều bã nhờn thừa và tế bào da chết. Nhân mụn nhô lên, tiếp xúc với không khí bên ngoài, sau một khoảng thời gian sẽ bị oxy hoá và chuyển thành màu đen
  • Mụn đầu trắng: Hay còn gọi là mụn nhân ẩn dưới da, được hình thành do dầu và tế bào chết tích tụ quá nhiều gây bít tắc lỗ nang lông
  • Mụn sần: Còn gọi là sẩn, là những mụn trứng cá đã bị viêm, hình thành những vết sưng đỏ hoặc hồng trên da, được xếp vào nhóm mụn trứng cá trung bình. Việc nặn hay bóp mụn có thể khiến tình trạng viêm tăng nặng và dẫn tới sẹo mụn
  • Mụn mủ: Là một loại mụn viêm khác, hình thành do tắc nghẽn lỗ chân lông nặng gây nên tình trạng viêm nhiễm do ứ đọng bã nhờn nhiều, thường chứa đầy mủ trắng hoặc vàng. Đối với tình trạng này không nên chọc thủng hoặc bóp mụn mủ vì điều này có thể dẫn tới hình thành sẹo hoặc đốm đen phát triển trên da, làm cho mức độ viêm trở nên nặng hơn
  • Mụn bọc (u nang): Là những nốt mụn sưng viêm có kích thước tổn thương lớn, chứa nhiều mủ trông như nhọt. Chúng thường cứng và gây đau, cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu
  • Mụn nang: Bị viêm nang đồng nghĩa với tình trạng mụn trứng cá đã ở mức độ nặng với những vết sưng viêm lớn. Mụn phát triển bên sâu trong da và thường gây đau. Chúng có dạng như túi kín, chứa đầy chất lỏng và mủ… giống như những hạt đậu lớn ẩn dưới bề mặt da. Tương tự mụn bọc, mụn nang cũng cần điều trị với bác sĩ da liễu tránh để lại sẹo
Mụn nang là tình trạng mụn trứng cá đã ở mức độ nặng
Mụn nang là tình trạng mụn trứng cá đã ở mức độ nặng

1.4. Hình ảnh mụn trứng cá trong thực tế

Có thể quan sát những hình ảnh mụn trứng cá để thấy được mức độ nghiêm trọng của tình trạng da liễu này.

Mụn trứng cá thường gặp ở trán
Mụn trứng cá thường gặp ở trán
Mụn trứng cá ở cằm
Mụn trứng cá ở cằm
Má cũng là vị trí rất hay mọc mụn trứng cá
Má cũng là vị trí rất hay mọc mụn trứng cá

2. Biểu hiện và triệu chứng của mụn trứng cá

Mụn trứng cá ở các mức độ nghiêm trọng khác nhau sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng nhận biết điển hình. Cụ thể:

  • Mụn đầu trắng do tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Mụn đầu đen do giãn nở lỗ chân lông.
  • Xuất hiện các nốt mụn nhỏ, màu đỏ, mềm (sẩn).
  • Mụn nhọt (mụn mủ) nổi sẩn kèm theo mủ ở đầu.
  • Các cục u lớn, rắn và gây đau dưới da (nốt sần).
  • Đau và có mủ dưới da (đối với tổn thương dạng nang).
  • Mụn trứng cá thường xuất hiện ở những vị trí trên mặt, trán, ngực, lưng và vai.

3. Nguyên nhân gây mụn trứng cá

Có 3 nguyên nhân chính gây nên mụn trứng cá, đó là:

  • Nang lông sản xuất quá nhiều dầu (bã nhờn).
  • Tích tụ tế bào da chết trong lỗ chân lông.
  • Vi khuẩn tích tụ trong lỗ chân lông

Ở những người bị mụn trứng cá, các tuyến bã nhờn sản xuất quá nhiều chất nhờn, dẫn đến dư thừa. Chúng sẽ trộn với các tế bào da chết, tạo thành nút trong nang lông. Nếu các nút này nằm trên bề mặt da, chúng sẽ lồi ra ngoài, tạo thành mụn đầu trắng.

Nếu nang bị tắc, nhân mụn có thể mở ra ngoài da, tạo thành mụn đầu đen. Không những thế, các vi khuẩn vô hại sống trên da sau đó có thể lây nhiễm và gây viêm nang lông bị tắc, gây mụn mủ, mụn sẩn, mụn nang hoặc mụn bọc.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá là vi khuẩn tích tụ trong lỗ chân lông
Nguyên nhân gây mụn trứng cá là vi khuẩn tích tụ trong lỗ chân lông

4. Biến chứng của mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm:

  • Sẹo: Hình thành do mụn thâm nhập vào lớp trên cùng của da, gây tổn thương các lớp da sâu hơn. Tình trạng viêm nhiễm khiến cho lỗ chân lông sưng lên và phá vỡ thành thành lỗ chân lông, gây tổn thương da. Bất kỳ loại mụn nào cũng có nguy cơ dẫn đến sẹo, đặc biệt là các loại mụn nghiêm trọng (u nang và nốt sần) khi vỡ ra sẽ làm tổn thương vùng da lân cận. Các nốt mụn nang nặng có thể gây sẹo đáy nhọn, sẹo lõm, sẹo lồi hoặc phì đại. Sẹo cũng có thể xảy ra khi bạn cạy hoặc bóp các nốt mụn.
  • Mụn viêm áp xe: Kích thước lớn, to hơn hẳn so với các loại mụn trứng cá thông thường. Chúng nổi thành u trên da và có thể to lên như quả trứng, gây đau đớn, thậm chí khiến người bị mụn lên cơn sốt, mệt mỏi. Mụn áp xe khi vỡ sẽ giải phóng rất nhiều dịch mủ và vi khuẩn. Nếu không được xử lý, dịch mủ và vi khuẩn có thể thấm vào các lỗ chân lông hoặc mụn xung quanh, khiến bùng phát mụn viêm.
  • Vấn đề tâm lý: Mụn trứng cá có thể gây rối loạn sức khoẻ, tinh thần, ảnh hưởng đến ngoại hình và sự tự tin của người bị mụn. Mụn trứng cá hình thành ở tuổi dậy thì trở thành thách thức tâm lý đối với thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, bị mụn trứng cá cũng có thể bị trầm cảm, chán nản, tuyệt vọng, không có tinh thần làm việc.

5. Khi nào cần gặp bác sĩ

Nếu các biện pháp tự chăm sóc kéo dài không làm sạch mụn mà khiến tình trạng nghiêm trọng hơn, cần thăm khám với bác sĩ da liễu để có phác đồ điều trị cá nhân hoá.

Với phụ nữ mặt tự nhiên nổi nhiều mụn trứng cá và sau đó nổi thường xuyên xuất hiện mụn vào thời điểm một tuần trước kỳ kinh nguyệt hay sử dụng các biện pháp tránh thai thì mụn có thể khỏi mà không cần điều trị.

Ở người lớn tuổi, sự khởi phát đột ngột của mụn trứng cá có thể là dấu hiệu bệnh lý có từ trước cần được điều trị. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cảnh báo rằng một số loại kem dưỡng da, sữa rửa mặt trị mụn không được bác sĩ kê đơn có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng.

Dù những phản ứng này khá hiếm nhưng cần chú ý đến tình trạng mẩn đỏ, kích ứng hoặc ngứa ngáy xảy ra ở những vị trí đã sử dụng thuốc hoặc kem dưỡng.

Ngoài ra, nếu gặp những biểu hiện như ngất xỉu, khó thở, mắt, mặt, môi hoặc lưỡi sưng, cổ họng căng cứng… sau khi sử dụng sản phẩm chăm sóc da, bạn nên tìm kiếm một sự chăm sóc y tế khẩn cấp.   

Khi thấy mụn trứng cá trở nên trầm trọng nên thăm khám bác sĩ
Khi thấy mụn trứng cá trở nên trầm trọng nên thăm khám bác sĩ

6. Chẩn đoán mức độ mụn trứng cá

Bác sĩ có thể chẩn đoán mụn trứng cá bằng cách khám da liễu. Theo đó, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng mặt, ngực và lưng để tìm các loại nốt mụn khác nhau: Mụn cám, sẩn, mụn bọc, nang, tập trung chủ yếu ở vùng da tiết nhiều bã nhờn như mặt, lưng, ngực, cá biệt ở thắt lưng.

Người bị mụn trứng cá cũng có thể sẽ không cần thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào để chẩn đoán. Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán các bệnh liên quan nếu mụn bùng phát đột ngột hoặc nghiêm trọng, đặc biệt với người lớn.

7. Gợi ý cách trị mụn trứng cá hiệu quả

Bác sĩ sẽ căn cứ vào từng mức độ mụn trứng cá để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp:

7.1 Mức độ nhẹ

Người bị mụn trứng cá có thể sử các loại kem, sữa rửa mặt hoặc thuốc điều trị tại chỗ. Trong đó thành phần của các loại kem và gel trị mụn bao gồm:

  • Benzoyl peroxide: Công dụng làm khô mụn, ngăn mụn mới hình thành và tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn
  • Axit salicylic: Công dụng tẩy tế bào chết trên da, ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông do vi khuẩn gây mụn
Mụn trứng cá ở mức độ nhẹ chỉ cần bôi thuốc
Mụn trứng cá ở mức độ nhẹ chỉ cần bôi thuốc

7.2 Mức độ trung bình

Trường hợp sau vài tuần điều trị mụn không kê đơn mà triệu chứng vẫn không hết, tốt nhất nên thăm khám bác sĩ da liễu. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm triệu chứng và ngăn ngừa sẹo. Nếu mụn trứng cá ở mức độ trung bình, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp điều trị là sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc sữa dưỡng da.

  • Benzoyl peroxide (dùng theo đơn kê toa của bác sĩ)
  • Thuốc kháng sinh (như erythromycin hoặc clindamycin)
  • Retinoids

Một số trường hợp đặc biệt bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh đường uống kết hợp thuốc ngừa thai nội tiết để kiểm soát mụn trứng cá. Thông thường khi sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian ngắn, có thể của người bị mụn trứng cá không hình thành sức đề kháng và dễ bị nhiễm trùng.

7.3  Mức độ nặng

Khi mụn trứng cá ở mức độ nặng, bác sĩ da liễu có thể áp dụng điều trị kết hợp một hoặc nhiều biện pháp:

  • Sử dụng kháng sinh đường uống
  • Benzoyl peroxide
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ
  • Retinoids tại chỗ

Bác sĩ da liễu cũng có thể đề nghị sử dụng thuốc kiểm soát nội tiết hoặc isotretinoin(Accutane) đường uống. Đây là một loại vitamin A được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá ở mức độ nặng. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bác sĩ chỉ kê đơn khi các phương pháp điều trị khác không đạt hiệu quả.

7.4 Ứng dụng công nghệ cao

Sự ra đời của công nghệ Maitrix Ance hiện đại giúp đem đến kết quả điều trị mụn triệt để, đem lại sự yên tâm tuyệt đối cho những người bị mụn trứng cá. Maitrix Ance là giải pháp kết hợp đa trị liệu thế hệ mới gồm:

  • Xử lý nhân mụn bằng Laser Dioide độc quyền với đầu laser siêu nhỏ tương đương kích thước sợi tóc, mở ra một đường cực nhỏ để lấy nhân mụn và lành lại tức thì chỉ sau 10 giây. Đầu điều trị siêu nhiệt tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ và kích thích tuần hoàn máu tại ổ viêm.
  • Trị thâm mụn Helios 3
  • IPL ánh sáng xung cường độ cao kiểm soát viêm và giảm dầu giúp trẻ hóa da
  • Chiếu đèn Led Blue và Red Light giúp phục hồi làn da mụn
  • Không đau, không xâm lấn, không mất thời gian nghỉ dưỡng, hiệu quả đến 90% chỉ sau 3 tuần điều trị
Công nghệ Maitrix Ance ứng dụng trong điều trị, đạt hiệu quả loại bỏ mụn triệt để
Công nghệ Maitrix Ance ứng dụng trong điều trị, đạt hiệu quả loại bỏ mụn triệt để

8. Địa chỉ trị mụn trứng cá an toàn và uy tín hiện nay

Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng mụn trứng cá nếu để kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là tính thẩm mỹ. Do đó việc cần thiết và quan trọng là cần điều trị sớm, kịp thời địa chỉ uy tín, bác sĩ có chuyên môn, tay nghề.

Maia&Maia tự hào là Phòng khám Chuyên khoa Da liễu chất lượng cao, được Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động với danh mục điều trị các bệnh lý về da nói chung và mụn trứng cá nói riêng, là lựa chọn hàng đầu của bạn. 

Đến với Maia&Maia, khách hàng sẽ được điều trị mụn bằng công nghệ Maitrix Acne hiện đại với nhiều ưu điểm vượt trội, được điều dưỡng tay nghề cao thực hiện, hiệu quả lên đến 90% chỉ sau 3 – 4 tuần. 

Đồng thời, sau thực hiện dịch vụ, khách hàng hoàn toàn có thể làm việc, sinh hoạt bình thường mà không cần nghỉ dưỡng hay kiêng khem phức tạp. Maia&Maia cam kết cải thiện hiệu quả khuyết điểm trên làn da cho mọi khách hàng với nhiều mức độ mụn khác nhau.

Không những thế, khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ hoàn hảo và vô cùng hài lòng với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, sạch sẽ, khang trang cùng đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng, lễ tân nhiệt tình, tận tâm.

ĐIỀU TRỊ MỤN TRỨNG CÁ HIỆU QUẢ TẠI MAIA&MAIA

phòng khám da liễu maia

9. Lưu ý để chăm sóc và phòng tránh mụn trứng cá

9.1. Hướng dẫn chăm sóc da sau khi trị mụn trứng cá

Tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau điều trị mụn trứng cá:

  • Không rửa mặt quá 2 lần/ngày, nên rửa bằng nước ấm, xà phòng dịu nhẹ, dành riêng cho da mụn
  • Không chà xát da khiến mụn trứng cá bị vỡ, vì điều này có thể đẩy nhiễm trùng xuống sâu hơn, gây tắc nghẽn, sưng đỏ da nhiều hơn
  • Tránh nặn mụn vì điều này sẽ dẫn đến sẹo và da dễ bị tổn thương hơn
  • Giữ điện thoại các xa mặt khi nói chuyện vì nó có khả năng chứa bã nhờn, chất cặn bã trên da
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi thoa kem dưỡng da hoặc trang điểm
  • Đối với mụn ở lưng, vai hoặc ngực, cần mặc quần áo rộng rãi hơn để da được thở
  • Sử dụng máy cạo râu, điện hoặc dao cạo. Đồng thời làm mềm da và râu bằng nước xà phòng ấm trước khi thoa kem cạo râu
  • Gội đầu thường xuyên, giữ cho tóc sạch sẽ giúp loại bỏ sạch bã nhờn và cặn bã trên da
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì đó là nguyên nhân khiến da tiết nhiều bã nhờn hơn. Bên cạnh đó một loại thuốc trị mụn có tác dụng làm tăng nguy cơ bị cháy nắng
  • Không để tinh thần căng thẳng, lo lắng, stress vì có thể làm tăng sản xuất cortisol và adrenaline, khiến tình trạng mụn trứng cá trầm trọng thêm

9.2. Biện pháp ngăn ngừa mụn trứng cá

Áp dụng một số biện pháp sau có thể làm giảm khả năng nổi mụn hoặc bùng phát mụn trứng cá:

  • Rửa mặt hàng ngày bằng các loại sữa rửa mặt không chứa dầu
  • Dùng các loại sữa rửa mặt/ngừa mụn OTC để loại bỏ dầu thừa
  • Sử dụng mỹ phẩm gốc nước/sản phẩm có nhãn không gây mụn làm giảm khả năng tắc nghẽn lỗ chân lông
  • Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm chứa dầu
  • Tẩy trang và làm sạch da trước khi ngủ
  • Tắm/rửa mặt sau khi tập thể dục để làm sạch mồ hôi
  • Không đội mũ, băng đô, quần áo bó sát che kín các vùng da bị nổi mụn
  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, uống nhiều nước
  • Giảm căng thẳng, stress
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để phòng ngừa mụn trứng cá
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để phòng ngừa mụn trứng cá

Có thể thấy mụn trứng cá có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Trong đó, phải kể đến công nghệ Maitrix Acne độc quyền, thế hệ mới. Nếu đang gặp các vấn đề về mụn trứng cá, đến ngay Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia để điều trị, không còn nỗi lo tái phát.

Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *